Cấy que tránh thai ở tay được tiến hành như thế nào?

Cấy que tránh thai được coi là một trong những cách ngừa thai hiệu quả nhất. Tuy nhiên nhiều chị em vẫn đang phân vân lựa chọn vì có nhiều thắc mắc xoay quanh phương pháp này như là cấy que tránh thai ở tay được tiến hành như thế nào, có đau không, có tác dụng phụ gì không?

Bạn đang đọc: Cấy que tránh thai ở tay được tiến hành như thế nào?

1. Tìm hiểu về phương pháp cấy que tránh thai

1.1 Cấy que tránh thai là gì?

Cấy que tránh thai được bác sĩ thực hiện bằng cách đưa một que có hình dạng giống chiếc tăm nhỏ, bên trong chứa thuốc tránh thai vào dưới lớp da ở tay. Sau khi được cấy vào tay không thuận, que tránh thai sẽ tăng tiết ra hormone progestin để ngăn ngừa trứng rụng, làm mỏng đi nội mạc tử cung đồng thời tiết ra nhiều chất nhờn hơn ở cổ tử cung. Kết quả là tinh trùng bị ngăn gặp trứng và việc thụ tinh không được diễn ra.

Cấy que tránh thai ở tay được tiến hành như thế nào?

Que tránh thai tăng tiết ra hormone progestin để ngăn ngừa trứng rụng

1.2 Phân loại

Trên thị trường hiện nay có 2 loại que tránh thai:

– Loại que tránh thai Implanon (1 nang), có tác dụng kéo dài trong 3 năm.

– Loại que tránh thai Femplant/Jadelle (2 nang), có tác dụng từ 4 – 5 năm.

1.3 Ưu, nhược điểm của que tránh thai

Ưu điểm

 – Áp dụng được với phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú.

– Có tác dụng trong thời gian dài (khoảng 3 – 5 năm).

– Khả năng thụ thai không bị ảnh hưởng sau khi tháo que tránh thai.

– Thủ thuật cấy và tháo que dễ dàng.

– Người có u xơ, phụ nữ trên 40 tuổi vẫn có thể cấy que tránh thai một cách an toàn.

Nhược điểm

– Chi phí lớn hơn những phương pháp khác.

– Có nguy cơ gặp biến chứng như dị ứng, nhiễm trùng chỗ cấy,…

Cấy que tránh thai ở tay được tiến hành như thế nào?

Phụ nữ trên 40 tuổi vẫn có thể sử dụng que tránh thai

2. Đối tượng không nên cấy que tránh thai

Không phải ai cũng là đối tượng có thể sử dụng phương pháp này. Cấy que tránh thai được khuyến cáo không được sử dụng cho những đối tượng sau:

– Phụ nữ có khả năng mang thai

– Người không muốn chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi.

– Người đang sử dụng những loại thuốc điều trị như động kinh, lao, HIV và một số loại kháng sinh.

– Phụ nữ bị chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt hay quan hệ tình dục nhưng không rõ nguyên nhân.

– Người đang có bệnh lý về nội tiết, tim mạch hay huyết áp cao.

– Người đã từng mắc các bệnh lý như ung thư vú, bệnh gan, bệnh huyết khối hay đột quỵ.

3. Quy trình cấy que tránh thai

3.1 Bước 1

Để kiểm tra xem người phụ nữ có thuộc nhóm đối tượng không được sử dụng que tránh thai không, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát và thực hiện xét nghiệm.

Sau đó bác sĩ sẽ cho bệnh nhân kiểm tra hộp, vỏ hộp cũng như hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ của que tránh thai để đảm bảo que được cấy vào cơ thể là an toàn.

3.2 Bước 2

Bác sĩ sẽ thực hiện sát khuẩn, vệ sinh sạch sẽ vùng da cấy que tránh thai. Sau đó sẽ tiến đánh dấu điểm đầu và điểm cuối đặt que.

3.3 Bước 3

Bác sĩ gây tê tại cánh tay không thuận, thường là ở mặt trong cánh tay trái, sau đó dùng thủ thuật cấy que vào da. Thông thường, thủ thuật sẽ chỉ mất khoảng 3 – 5 phút. Tiếp theo đó, bạn sẽ được băng ép trong 24h để hạn chế tối đa nguy cơ chảy máu ở vị trí cấy que. Sau 24h, bạn có thể được tháo băng.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ là gì?

Cấy que tránh thai ở tay được tiến hành như thế nào?

Bác sĩ sẽ cấy que tránh thai vào vùng da dưới cánh tay không thuận

3.4 Bước 4

Bác sĩ hướng dẫn chi tiết cách theo dõi ở vị trí que tránh thai để kiểm tra xem có bất thường  như chảy máu hay nhiễm trùng không. Đồng thời, bác sĩ cũng đưa một phiếu theo dõi, trên phiếu ghi rõ các thông tin như ngày cấy que, ngày rút que. Cần lưu ý, sau hạn rút que, que tránh thai không còn tác dụng nữa vì vậy cần đến thay nếu có nhu cầu tránh thai.

4. Cấy que tránh thai ở tay gây đau không?

Quy trình cấy que chỉ diễn ra vài phút và bác sĩ sẽ gây tê khi thực hiện thủ thuận nên sẽ không gây đau. Trong 1-2 ngày đầu sau khi cấy que một số chị em sẽ cảm thấy hơi đau hoặc ngứa tại vùng da cấy que nhưng sẽ hết ngay sau đấy.

Bên cạnh đó, biểu hiện sưng của từng người cũng khác nhau. Có những người bị sưng tấy đỏ, có những người vết bầm có màu xanh đỏ hoặc tím. Chị em không cần quá lo lắng vì đây là những phản ứng bình thường và chị em sẽ trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường sau 1 đến 2 tuần.

5. Những điều cần lưu ý sau khi cấy que tránh thai

– Hạn chế dùng tay chạm vào vùng da vừa cấy que để tránh tổn thương và nhiễm trùng sau khi cấy que được 24h.

– Tác dụng của que tránh thai sẽ phát huy sau 24h, chính vì vậy không nên quan hệ tình dục trong vòng 24h kể từ khi cấy que.

– Trong khoảng 1 tuần sau khi cấy que tránh thai, vẫn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để đảm bảo việc ngừa thai trong trường hợp que mới cấy vào chưa hoạt động ổn định.

– Sau một tháng thực hiện cấy que, cần đến bệnh viện để kiểm tra vị trí que tránh thai đồng thời nhận tư vấn về tác dụng không muốn của phương pháp này.

– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh việc dùng tay vừa cấy que mang vác các vật nặng.

– Nếu thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng bất thường nào hay có cảm giác khó chịu, chị em nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín đẻ thăm khám và kiểm tra que tránh thai.

Cấy que tránh thai ở tay được tiến hành như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Khi nào bạn nên bắt đầu sàng lọc ung thư vú – phụ khoa

Sau một tháng thực hiện cấy que, cần đến bệnh viện để kiểm tra vị trí que tránh thai đồng thời nhận tư vấn về tác dụng không muốn của phương pháp này

6. Tác dụng phụ sau khi cấy que tránh thai ở tay

Như đã nói ở trên, phương pháp này có một số tác dụng phụ, có thể kể đến như:

– Do ảnh hưởng của hoạt chất trong que tránh thai, chu kỳ kinh nguyệt trong vài tháng đầu sẽ không ổn định.

– Xuất hiện tình trạng mụn, sạm da hay nám da.

– Có cảm giác ngứa nhẹ ở nơi cấy que tránh thai ở vùng da dưới cánh tay.

– Tăng cân nhẹ do hormone tăng lên đột biến và cơ thể chưa thích nghi kịp.

Hy vọng bài viết trên đã chị em giải đáp được thắc mắc cấy que tránh thai ở tay được tiến hành như thế nào. Đây là phương pháp tránh thai hiện đại, tối ưu, có hiệu quả cao tới 99,95% và đang là sự lựa chọn hàng đầu của các chị em.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *