Bệnh sởi ở trẻ nhỏ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng hiểu đúng và biết cách chăm sóc đúng cho trẻ. Bài viết sau đây sẽ giúp cha mẹ trang bị kiến thức cơ bản nhất phòng khi trẻ nhiễm bệnh.
Bạn đang đọc: Cha mẹ biết gì về bệnh sởi ở trẻ nhỏ?
1. Bệnh sởi ở trẻ nhỏ tại sao lại nguy hiểm?
Bệnh sởi ở trẻ nhỏ có thể gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm
Theo thống kê, hiện nay bệnh sởi vẫn là một trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc top bệnh nguy hiểm đối với trẻ em và gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng nhất. Bệnh sởi gây ra bởi virus ARN và có vật chủ tự nhiên là con người.
Mức độ lây nhiễm của virus sởi vô cùng nghiêm trọng bởi người bình thường có thể nhiễm sởi khi tiếp xúc với bề mặt chứa virus, không khí chứa virus, giọt bắn hoặc các dịch tiết chứa virus ngay cả khi chúng được phát tán trong không khí 2 giờ đồng hồ ở nhiệt độ thường. Đây cũng chính là lý do tại sao mà sởi dễ lây lan và bùng phát thành các dịch lớn.
Không chỉ vậy, mức độ nguy hiểm của bệnh sởi còn thể hiện ở những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh. Theo thống kê, có tới 40% bệnh nhân mắc bệnh sởi gặp biến chứng và nguy hiểm hơn, các đối tượng dễ nhiễm bệnh và gặp biến chứng lại nằm chủ yếu ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ tử vong cao nhất:
– 10% trẻ nhiễm sởi có biến chứng viêm tai giữa cấp tính.
– Khoảng 5% trẻ bị biến chứng viêm phổi nặng.
– 0,1% trẻ gặp biến chứng viêm não nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao
– Biến chứng thường gặp nhất là tình trạng tiêu chảy, nôn mửa, xảy ra ở trẻ sơ sinh.
– Ngoài ra, trẻ có thể bị ảnh hưởng giác mạc, biến chứng gây mù lòa vô cùng nguy hiểm.
2. Các giai đoạn phát triển của bệnh sởi
Bệnh sởi ở trẻ nhỏ là vô cùng nguy hiểm, vậy làm thế nào để nhận biết sớm và theo dõi diễn biến của bệnh giúp quá trình điều trị được hiệu quả. Dưới đây là các giai đoạn phát triển của bệnh sởi:
2.1. Giai đoạn ủ bệnh (giai đoạn nung bệnh)
Ở giai đoạn này, bệnh sởi hoàn toàn không có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào. Quá trình ủ bệnh thường kéo dài từ 8 đến 11 ngày.
2.2. Giai đoạn viêm long (giai đoạn khởi phát)
Thời gian khởi phát của bệnh sởi thường kéo dài khoảng 4 ngày, ngay sau khi kết thúc giai đoạn ủ bệnh. Các triệu chứng cũng bắt đầu xuất hiện như sốt từ mức độ nhẹ và chuyển dần sang các cơn sốt cao. Trẻ bị viêm kết mạc có gỉ đỏ ở mắt kèm theo tình trạng sưng nề mi mắt. Trẻ cũng gặp phải các triệu chứng viêm mũi họng và tình trạng chảy nước mắt, nước mũi. Ở một số trẻ có thể nổi hạnh to vùng cổ, nách.
Tìm hiểu thêm: Cha mẹ cần lưu ý những gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp?
Hình ảnh các ban sởi trên cơ thể của trẻ
2.3. Giai đoạn phát ban (giai đoạn toàn phát)
Khi chuyển sang giai đoạn này, các ban đỏ đặc trưng bắt đầu xuất hiện ở sau tai và lan dần ra mặt, cổ, vùng ngực, cánh tay và cuối cùng sẽ lan đến chân, ban toàn thân. Ban sởi khác biệt với các ban đỏ của các bệnh truyền nhiễm khác, là dạng ban hồng, chỉ hơi nổi gờ trên bề mặt da của trẻ, ban mọc rải rác trên da và có xu hướng tạo thành đám từ 3 – 6 mm. Giai đoạn này thường kéo dài từ 4 đến 6 ngày trước khi chuyển sang giai đoạn lui bệnh.
2.4. Giai đoạn bay ban (giai đoạn lui bệnh)
Khi chuyển sang giai đoạn này cũng có nghĩa tình trạng bệnh của trẻ bắt đầu thuyên giảm. Ban sẽ mất dần theo thứ tự xuất hiện của nó: sau ai, mặt, cổ, ngực, tay chân. Khi chuyển sang giai đoạn này, tình trạng sốt giảm dần và hết hẳn. Tuy nhiên, nếu tình trạng sốt vẫn tiếp diễn sau đó cần đưa trẻ đi khám ngay bởi có thể trẻ đã xuất hiện biến chứng do sởi.
3. Chăm sóc đúng cách khi trẻ mắc bệnh sởi
Khi trẻ mắc bệnh sởi cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để đánh giá tình trạng bệnh của trẻ. Trong trường hợp trẻ sốt cao và xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm, các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ lưu viện để theo dõi điều trị. Trong trường hợp các triệu chứng nhẹ, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Quá trình chăm sóc tại nhà cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
– Chủ động tránh lây lan sởi trong cộng đồng, trước hết là trong gia đình khi chăm sóc trẻ bị bệnh bằng cách: giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng; chủ động giữ vệ sinh cá nhân; mang khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ và chăm sóc trẻ.
– Trẻ cần được vệ sinh cơ thể hằng ngày bằng khăn mềm, ẩm, không quá nóng hoặc quá lạnh để tránh trình trạng bội nhiễm và cảm giác khó chịu. Cho trẻ vệ sinh miệng mỗi ngày. Đồng thời, nên thực hiện nhỏ mũi và nhỏ mắt cho trẻ hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý từ 3 – 4 lần mỗi ngày.
– Về trang phục, cho trẻ mặc thoáng, đồ rộng, dễ thấm hút mồ hôi và cần thay đồ cho trẻ khi sốt, ra nhiều mồ hôi, ướt áo.
– Không kiêng gió nhưng nên tránh các vị trí tiếp xúc quá nhiều với gió trời bởi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của các luồng không khí tiếp xúc với da trẻ, nhất là khi trẻ đang sốt có thể làm các cơn sốt trở nên nghiêm trọng. Thay vào đó nên chọn nơi mát mẻ, thoáng đãng và có ánh nắng buổi sáng để trẻ có thể nghỉ ngơi.
– Về chế độ ăn: đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, nên bổ sung hoa quả, các loại thức ăn giàu vitamin A, C để tăng đề kháng, bổ sung đầy đủ nước cho trẻ và cho trẻ uống thuốc, uống dung dịch bù muối oresol theo chỉ định của bác sĩ. Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ, cần tích cực cho trẻ bú.
Trong trường hợp trẻ bị sốt cao, nôn trớ, ngủ li bì, tiêu chảy, thở gấp,sốt sau khi ban đã bay,… cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để điều trị kịp thời.
4. Phòng bệnh sởi cho trẻ
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả khi trẻ hay bị nôn sau khi ăn
Tiêm phòng sởi là một trong những cách phòng bệnh sởi hiệu quả cho trẻ
Hiện nay, chưa có một loại thuốc nào đặc trị cho bệnh viêm sởi. Quá trình điều trị hiện nay chủ yếu tập trung vào việc điều trị triệu chứng bệnh. Bệnh sởi lại là một bệnh vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ và có nhiều biến chứng. Chính vì thế việc phòng bệnh cho trẻ là một điều cần thiết.
Tại thời điểm hiện tại, tiêm vacxin phòng bệnh sởi được khuyến khích trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ tại Việt Nam nhằm hạn chế tối đa lượng trẻ bị mắc bệnh sởi mỗi năm. Nếu cha mẹ chưa cho con đi tiêm phòng, có thể đưa trẻ đi tiêm để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh. Hiện nay, có hai loại vacxin phòng bệnh sởi là vacxin ngừa sởi đơn thuần và vacxin kết hợp phòng ba bệnh sởi, quai bị và rubella. Cha mẹ có thể cân nhắc và thực hiện tiêm phòng cho trẻ.
Ngoài ra, để phòng bệnh sởi ở trẻ nhỏ nói riêng và các bệnh khác nói chung, việc giữ gìn vệ sinh cơ thể và ăn uống đầy đủ để nâng cao đề kháng tự nhiên là rất quan trọng. Hãy hướng dẫn trẻ những thói quen tốt hàng ngày để bảo vệ bản thân như: vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, luôn rửa tay sau khi tiếp xúc các bề mặt khác nhau và trước khi ăn uống. Đồng thời hãy bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.
Trên đây là một số thông tin về bệnh sởi ở trẻ. Hi vọng rằng bài viết đã giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh cũng như có những chăm sóc trẻ đúng cách.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.