Cha mẹ chớ coi thường còi xương ở trẻ em

Trường hợp bị còi xương ở trẻ em không phải hiếm, thậm chí có những đứa trẻ trông bụ bẫm và đạt cân nặng chuẩn vẫn bị còi xương khiến cho những bậc phu huynh cảm thấy khá lo lắng.

Bạn đang đọc: Cha mẹ chớ coi thường còi xương ở trẻ em

1.Bệnh còi xương là gì?

Bệnh còi xương là một bệnh lý do rối loạn phát triển hệ xương ở trẻ nhỏ, chủ yếu do thiếu vitamin D trong cơ thể. Bệnh khiến cho quá trình hình thành cũng như phát triển hệ xương của trẻ bị ảnh hưởng xấu, khiến cho xương bị mềm và yếu.

Những trẻ dưới 3 tuổi là độ tuổi mà hệ xương đang phát triển nhanh, nếu cơ thể không được cung cấp đủ các vi chất cần thiết cho các hoạt động cấu thành xương có thể khiến cho trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng.

Bệnh còi xương có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Trẻ mắc còi xương sẽ bị kém phát triển về chiều cao, nhỏ người. Trẻ cũng dễ mắc các bệnh về hô hấp và thần kinh do nguyên nhân hệ xương bị chèn ép. Ngoài ra, trẻ cũng dễ bị bệnh vẹo cột sống và vẹo xương.

Cha mẹ chớ coi thường còi xương ở trẻ em

Trẻ còi xương sẽ có nhiều thiệt thòi so với chúng bạn

Trường hợp trẻ là con gái, việc hệ xương phát triển kém cũng khiến cho xương chậu kém phát triển, gây nên những khó khăn cho quá trình sinh sản khi đến tuổi trưởng thành. Bệnh lâu ngày có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ, làm trẻ kém hoạt bát, lanh lợi như các bạn đồng trang lứa, khiến cho tinh thần và trí tuệ của trẻ bị sa sút.

2.Trẻ đủ cân có bị còi xương và phân biệt với suy dinh dưỡng

2.1. Còi xương ở trẻ em mặc dù cân nặng đủ có hiếm thấy?

Theo nhiều số liệu được thống kê tại một số bệnh viện lớn trên cả nước, có tới hơn 9% trẻ em dưới ngưỡng 3 tuổi bị còi xương. Các chuyên gia cho biết, bệnh còi xương là do thiếu vitamin D gây ra loạn dưỡng xương, hoặc cũng do nguyên nhân rối loạn chuyển hóa chất vitamin D trong cơ thể. Thậm chí, có khả năng trẻ quá bụ bẫm cũng có thể bị còi xương do ở những trẻ này nhu cầu về các chất như canxi, phốt pho, vitamin D thường cao hơn nên không đủ cung cấp cho hệ xương phát triển.

Không những thế, cân nặng quá cao cũng làm cho hệ thống xương còn non yếu của trẻ bị tăng gánh nặng. Những trường hợp trẻ không được thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trường hoặc chế độ ăn không cân đối như ăn quá mặn hoặc nhiều đạm làm cho lượng vitamin D bị đào thải nhiều ra ngoài qua đường nước tiểu, hoặc trẻ không được bú mẹ đầy đủ cũng có khả năng cao bị còi xương. Ngoài ra đối với những trẻ bị ăn dặm sớm và ăn quá nhiều cũng làm cho tình trạng chuyển hóa chất dinh dưỡng bị rối loạn, ức chế việc hấp thu canxi, khiến tình trạng thiếu canxi trở nên trầm trọng hơn.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Trẻ dùng kháng sinh điều trị viêm phế quản được không?

Cha mẹ chớ coi thường còi xương ở trẻ em

Trẻ thừa cân vẫn có thể bị còi xương thể bụ

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm chứng còi xương, trẻ thường sẽ dễ mắc phải những bệnh lý khác như: viêm phổi, suy dinh dưỡng, tiêu chảy. Thêm vào đó, bệnh còn có thể mang đến những hậu quả lâu dài như: gù hay vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực, chân vòng kiềng, dáng đi bị xấu và ảnh hưởng vùng xương chậu cũng như khả năng sinh sản sau này của bé gái.

2.2. Phân biệt còi xương ở trẻ em và suy dinh dưỡng

Còi xương và suy dinh dưỡng là hai căn bệnh khác nhau nhưng nhiều người lại nhầm tưởng chỉ là một. Có một vài sự so sánh sự khác nhau giữa hai loại bệnh này, cụ thể như sau:

– Còi xương:

+ Bệnh xuất hiện ở cả những trẻ em gầy gò và cả trẻ em mập mạp, còn gọi là còi xương thể mập.

+ Bệnh xuất hiện ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi

+ Dấu hiệu nhìn thấy ở trẻ sơ sinh bị còi xương là thóp rộng, lâu đóng, đầu bẹp, trán dô

+ Bé thường bị khó ngủ, trằn trọc và đổ nhiều mồ hôi khi ngủ

+ Xuất hiện khối gồ giữa các xương sườn, tạo nên chuỗi hạt sườn

+ Xương của trẻ giòn, dễ bị gãy, cổ tay cổ chân có vòng xương

+ Trẻ thường bị chân vòng kiềng

+ Kỹ năng vận động của trẻ kém phát triển do cơ bị nhão

+ Trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương

+ Bệnh được điều trị bằng cách bổ sung canxi, vintamin D và phốt pho. Nếu nặng cần vật lý trị liệu và chấn thương chỉnh hình.

Cha mẹ chớ coi thường còi xương ở trẻ em

>>>>>Xem thêm: 7 Điều phụ huynh cần biết khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp

Còi xương và suy dinh dưỡng không giống nhau

– Bệnh suy dinh dưỡng

+ Thường xuất hiện ở những bé thấp, gầy, nhẹ cân

+ Mọi lứa tuổi kể cả người lớn đều có thể bị suy dinh dưỡng

+ Suy dinh dưỡng có thể đi kèm hoặc không đi kèm vói còi xương

+ Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nhưng không còi xương thì có thể không bị mất ngủ, trằn trọc

+ Sườn không có những cục gồ lên giữa mỗi dẻ sườn

+ Suy dinh dưỡng đơn thuần không kèm còi xương thì chân tay bình thường, không bị cong hay vòng kiềng

+ Chậm phát triển kỹ năng vận động cũng như nhận thức

+ Sức đề kháng kém, dễ mắc các bệnh về hô hấp và mắt

+ Trẻ cần thay đổi và điều chỉnh lại toàn bộ chế độ ăn uống, dinh dưỡng, sinh hoạt

Những nguyên nhân chính gây ra chứng còi xương ở trẻ em đó là:

– Quá hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời

– Chế độ ăn uống, dinh dưỡng của trẻ đang không hợp lý

– Trẻ bị biếng ăn tâm lý dài ngày và suy dinh dưỡng

– Một số bệnh lý khác ở trẻ em

3. Phòng ngừa bệnh cho trẻ

Cách để phòng ngừa căn bệnh còi xương đó là cho trẻ bú mẹ nhiều, ăn bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhất là vitamin D và canxi như trứng, tôm, cua, cá, gan, sữa…

Mẹ nên tắm nắng cho trẻ 15-20 phút mỗi ngày trong khoảng thời gian nắng không quá gắt, từ 7h đến 9h sáng. Mẹ cần để lộ một vài bộ phận như tay, chân, lưng…để ánh nắng chiếu trực tiếp lên da bé thì mới có tác dụng.

Đối với trẻ sơ sinh, cần cho trẻ bú mẹ sớm nhất và duy trì sữa mẹ ít nhất đến tháng thứ 6, tối đa có thể lên đến 24 tháng. Cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi với các loại thực phẩm giàu vitamin D, canxi, đồng thời vẫn phải duy trì sữa 300ml/ngày.

Bổ sung dầu mỡ vào cháo, bột để tăng hấp thu vitamin D, và bổ sung nước hoa quả, ăn trái cây theo mùa cũng giúp tăng khả năng hấp thụ canxi của trẻ.

Đối với những trẻ sinh vào mùa đông hoặc không có điều kiện để phơi nắng thường xuyên thì cần bổ sung vitamin D dạng nhỏ giọt cho trẻ hàng ngày.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh còi xương, hy vọng hữu ích với nhiều bậc phụ huynh đang nuôi con nhỏ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *