Chúng ta thường biết tới viêm tai ngoài là bệnh phổ biến ở nhiều lứa tuổi và đối tượng. Đặc biệt, trẻ sơ sinh cũng có thể mắc căn bệnh này, đồng thời mang nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Vậy bậc làm phụ huynh cần hiểu và phản ứng như thế nào với viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh?
Bạn đang đọc: Cha mẹ chớ coi thường viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh
1. Giải đáp 1001 vấn đề xung quanh bệnh viêm tai ngoài ở trẻ nhỏ
Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc ống tai ngoài, tức bộ phận nối liền màng nhĩ với bên ngoài tai. Bệnh lý này dễ xảy ra với những người thường xuyên bơi lội. Tuy nhiên, bệnh gặp ở trẻ sơ sinh sẽ có khác biệt về nhiều khía cạnh.
1.1. Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh có thực sự nguy hiểm?
Tới 70% trẻ dưới 3 tuổi ở Việt Nam mắc bệnh viêm tai ngoài. Ban đầu chỉ là tổn thương nhỏ ở bên ngoài tai của bé, nhưng do cha mẹ chủ quan bỏ qua hoặc không chữa đúng cách dẫn tới tình trạng viêm nhiễm ống tai ngoài.
Ở giai đoạn sơ sinh, các hệ cơ quan của trẻ đang dần hoàn thiện cấu tạo và chức năng. Nếu xuất hiện bất thường có thể để lại hệ quả suốt đời. Viêm tai ngoài thực tế không quá nguy hiểm và ảnh hưởng tính mạng. Nhưng khi bệnh không được xử lý dứt điểm kịp thời sẽ là tiền đề gây ra các biến chứng như:
– Thính giác giảm dần, bé bị nghẹt ống tai và không cảm nhận được âm thanh. Về lâu dài có thể thủng màng nhĩ, mất khả năng nghe
– Tai ngoài nhiễm trùng lâu dài sẽ trở nặng, việc điều trị trở nên khó khăn
Tai chảy dịch vàng – Dấu hiệu nghiêm trọng viêm tai ngoài ở trẻ
– Chữa viêm tai ngoài ở giai đoạn sau, bé có thể cần dùng nhiều kháng sinh, ảnh hưởng đề kháng và gan, thận của trẻ
– Nhiễm trùng mô tế bào khiến xương và sụn bị tổn thương, tác động lên hộp sọ
– Tình trạng áp xe
– Nhiễm trùng nặng gây hoại tử các bộ phận xung quanh như não bộ, hệ thần kinh,…
Để ngăn chặn những hệ quả trên, cha mẹ cần nắm rõ những thông tin cơ bản để xử lý đúng cách – đúng lúc.
1.2. Nhận biết viêm tai ngoài ở trẻ như thế nào?
Khi bị viêm tai ngoài, trẻ sơ sinh do chưa biết nói nên ba mẹ khó có thể đoán biết cụ thể vấn đề của con. Vì vậy đòi hỏi bậc phụ huynh cần quan sát kỹ các biểu hiện sau để phát hiện và tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác:
– Trẻ khóc thét hoặc phản ứng mạnh khi bị tác động vào tai
– Khả năng phản xạ âm thanh kém
– Trẻ quấy khóc nhiều, bồn chồn, cáu kỉnh
– Biếng ăn, mệt mỏi
– Tai và ống tai bị sưng
– Tai ngoài nổi hạch, chảy dịch vàng
– Sốt cao
Khi bị viêm tai ngoài, trẻ quấy khóc nhiều, bồn chồn, cáu kỉnh
Lúc này ba mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ ngay để thăm khám và tìm ra phương án giải quyết cho bé.
1.3. Tác nhân gây viêm tai ngoài cho trẻ sơ sinh
Nếu như ở trẻ lớn và người trưởng thành, nước là nguyên nhân gây nên viêm tai ngoài, thì với trẻ sơ sinh, nguyên do đến từ những thói quen chăm sóc bé. Một số tác nhân điển hình như:
– Trẻ bị chấn thương, bị vật lạ tác động vào tai gây tổn thương niêm mạc tai
– Cách tắm gội chưa đúng khiến nước xà phòng bị đọng trong tai
– Nguồn nước bé tắm gội, bơi lội không đảm bảo sạch sẽ
– Vệ sinh tai không đúng cách, dụng cụ không sạch
– Bé mắc các bệnh lý về tai khác như chàm, vảy nến,…
2. Mách cha mẹ cách phòng và chữa viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ có dấu hiệu viêm tai ngoài, phụ huynh nên làm gì? Cùng tìm hiểu các biện pháp xử lý bệnh lý này.
2.1. Phương pháp điều trị viêm tai ngoài cho trẻ sơ sinh phổ biến
Tương tự các bệnh lý về tai khác, cách chữa trị viêm tai ngoài tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Sau khi thăm khám và kết luận về tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bé.
Tìm hiểu thêm: Đừng coi thường viêm amidan cấp mủ
Sau khi thăm khám và kết luận về tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bé
Trường hợp bé bị viêm nhiễm mức độ nhẹ, bé được kê một số thuốc nhỏ tai kết hợp thuốc giảm viêm, diệt khuẩn. Quan trọng hơn, tai bé cần được giữ khô ráo, không bị tác động và dính nước.
Nếu bé viêm nhiễm nặng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh hoặc thuốc steroid, giảm sốt, giảm đau.
Sau khi điều trị khoảng 1 tuần, các triệu chứng sẽ giảm dần và tình trạng bệnh của bé được cải thiện. Bố mẹ cần lưu ý cho bé tái khám để kiểm tra hiệu quả chữa bệnh và ngừa tái phát.
Đặc biệt, phụ huynh nên đưa con tới viện thay vì tự ý mua thuốc và chữa trị tại nhà, tránh những hệ quả khôn lường.
2.2. Cha mẹ bỏ túi cách phòng tránh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh
Ngoài những kiến thức về chữa bệnh, phòng bệnh viêm tai ngoài như thế nào cũng là vấn đề bố mẹ cần quan tâm và lưu ý:
– Vệ sinh sạch sẽ tai cho trẻ nhưng đúng cách, không lạm dụng tăm bông
– Không để nước, xà phòng rơi vào tai bé
– Dụng cụ vệ sinh tai phải đảm bảo sạch sẽ
>>>>>Xem thêm: Thu Cúc – Phòng khám Tai Mũi Họng cho trẻ ở Hà Nội
Vệ sinh sạch sẽ tai cho trẻ nhưng đúng cách, không lạm dụng tăm bông
– Không cho bé tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm
– Đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài
– Không cho bé tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm
– Nhẹ nhàng với tai mũi họng của trẻ để không làm tổn thương, trầy xước
– Giữ ấm vùng tai mũi họng cho bé
– Đảm bảo chế độ ăn uống, tăng đề kháng
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ
Tránh xa viêm tai ngoài cho bé con sơ sinh không hề khó nếu bậc làm cha mẹ hiểu biết và chủ động phòng ngừa cho bé, đảm bảo bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.