Châm cứu sau đột quỵ và những điều cần biết

Châm cứu được coi là một biện pháp phục hồi chức năng nếu được sử dụng đúng cách. Trong đó sự can thiệp sớm châm cứu sau đột quỵ có thể mang lại lợi ích tối ưu hơn và hỗ trợ người bệnh phục hồi nhanh hơn. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, bạn tham khảo bài viết sau để bổ sung thông tin.

Bạn đang đọc: Châm cứu sau đột quỵ và những điều cần biết

1. Khái quát chung về phương pháp châm cứu

Đột quỵ có thể xảy ra với mọi đối tượng từ người trẻ đến người già. Hiện nay có 2 dạng bệnh đột quỵ phổ biến:

– Đột quỵ xảy ra bởi nguồn cấp máu đến não không còn lưu thông được hay còn gọi là thiếu máu cục bộ

– Đột quỵ xảy ra khi mạch máu vỡ hoặc bị rỉ trong não người bệnh hay còn gọi là đột quỵ xuất huyết não

Cả hai loại đột quỵ trên đều là tình trạng nguy hiểm và phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của đột quỵ hoặc có thể tổn thương vĩnh viễn. Phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng để người bệnh hồi phục sau đột quỵ. Hiện nay có rất nhiều biện pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ trong đó bao gồm mọi thứ từ thể chất tới nhận thức và cảm xúc, trong đó có châm cứu.

Châm cứu sau đột quỵ và những điều cần biết

Châm cứu sau khi đột quỵ giúp hỗ trợ phục hồi thể chất tới nhận thức và cảm xúc

Châm cứu được coi là biện pháp bổ sung cho các phương pháp phục hồi chức năng, lợi ích mà phương pháp này có thể mang lại bao gồm:

– Giảm mức độ đau đớn cho những cơn đau kéo dài

– Thư giãn cơ thể và tâm trí sau đột quỵ

Châm cứu là một phương pháp điều trị bệnh có nguồn gốc từ Trung Quốc từ xa xưa. Phương pháp này sử dụng những chiếc kim mỏng sau khi khử trùng để đâm vào các khu vực cụ thể của cơ thể để giải phóng năng lượng chữa bệnh khác nhau.

Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được đánh giá cao nhờ điều trị những cơn đau, cải thiện rối loạn giấc ngủ, giúp hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng và lo lắng cho người bệnh.

2. Tác dụng của châm cứu đối với người bệnh đột quỵ

2.1 Đánh giá về hiệu quả của châm cứu đối cho người bệnh sau đột quỵ

Nếu như từng chứng kiến những người đột quỵ xung quanh mình, bạn có thể thấy rằng đột quỵ để có thể phục hồi thường mất thời gian dài và dễ khiến người bệnh nản chí. Phục hồi chức năng thường có tác dụng tốt trong thời gian đầu sau đột quỵ với: vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, phục hồi ngôn ngữ và công tác xã hội…

Bên cạnh những liệu pháp này, một số bệnh nhân lựa chọn châm cứu sau đột quỵ. Quá trình này được các bác sĩ có chuyên môn thực hiện bằng cách châm những cây kim nhỏ vào các điểm trên cơ thể giúp người bệnh đột quỵ giảm đau, tinh thần thoải mái, hỗ trợ phục hồi chức năng vận động đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Mặc dù châm cứu sau đột quỵ được đánh giá cao tuy nhiên hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá hiệu quả của phương pháp này. Hiệu quả của châm cứu phụ thuộc vào thể trạng, sức mạnh thần kinh và nhiều yếu tố khác. Do đó, rất khó để đưa ra hiệu quả chính xác của châm cứu đối với người bệnh đột quỵ.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu tim có vấn đề không đặc hiệu, khó nắm bắt

Châm cứu sau đột quỵ và những điều cần biết

Khó có thể đánh giá hiệu quả của châm cứu bởi tùy thuộc vào thể trạng người bệnh

2.2 Những tác dụng của châm cứu đối với người bệnh sau đột quỵ

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, phục hồi chức năng ở người đột quỵ cần tiến hành trong khoảng 3 tháng sau khi những triệu chứng này diễn ra và châm cứu được phát hiện có những lợi ích nhất định trong quá trình này như:

– Cải thiện tình trạng người bệnh khó để nuốt sau đột quỵ:

Sau đột quỵ có nhiều bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt, kể cả nước bọt, dẫn tới việc ăn uống thường gặp khó khăn và tăng nguy cơ nghẹt thở hoặc tắc thở nguy hiểm.

Nghiên cứu chỉ ra rằng đột quỵ có thể làm giảm những triệu chứng khó nuốt hiệu quả.

– Cải thiện tình trạng co cứng sau đột quỵ:

Sau đột quỵ, một số bệnh nhân gặp phải tình trạng cứng chi và co cứng khó tự chủ khiến sinh hoạt hàng ngày khó khăn và cần tới sự giúp đỡ, hỗ trợ của những người xung quanh.

Nếu kết hợp châm cứu cùng với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng có thể đem đến hiệu quả tương đối khả quan.

Hiện nay, châm cứu được coi là liệu pháp bổ sung tiềm năng đối với người bệnh đột quỵ, đặc biệt đối với những di chứng đau vai và khó nói chuyện. Tuy nhiên, hiện nay châm cứu có thể cải thiện chức năng và không khuyến cáo đối với việc cải thiện chức năng hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

2.3 Một số tác dụng phụ của châm cứu đối với người bệnh sau đột quỵ

Châm cứu là phương pháp phục hồi chức năng có lợi tuy nhiên cần lựa chọn chuyên gia giỏi để thực hiện phương pháp này và chỉ nên sử dụng khi kim châm cứu đã vô trùng và chỉ dùng một lần.

Châm cứu sau đột quỵ và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Đột quỵ ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và biến chứng

Chỉ nên sử dụng khi kim châm cứu đã vô trùng và chỉ dùng một lần khi điều trị

Bên cạnh những lợi ích, châm cứu cũng có những rủi ro nhất định trong quá trình điều trị như những biến chứng: đau, sưng, bầm tím, chảy máu, chấn thương, tụ máu, nhiễm trùng hoặc bầm tím…

Châm cứu được đánh giá là an toàn đối với đột quỵ tuy nhiên một số trường hợp sau chống chỉ định với châm cứu: phụ nữ đang có thai, rối loạn chảy máu, có máy điều hòa nhịp tim, hệ miễn dịch không đảm bảo… thì không nên sử dụng châm cứu.

Phục hồi chức năng là một quá trình dài và phức tạp nên người bệnh và người thân cần kiên trì. Mặc dù có nhiều lợi ích trong điều trị và phục hồi nhưng trước khi thực hiện châm cứu, người bệnh cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ điều trị. Nếu được bạn cũng nên lựa chọn cơ sở châm cứu uy tín và bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao.

Hi vọng những thông tin về châm cứu sau đột quỵ trên đây có thể giúp người bệnh có thêm kiến thức về phương pháp bổ trợ điều trị đột quỵ trong phục hồi chức năng cơ thể. Đồng thời cũng lường trước những biến chứng có thể xảy ra đối với châm cứu để có được sức khỏe tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *