Chậm kinh 2 ngày có thai không và lúc này dùng que thử đã có hiệu quả chưa là câu hỏi mà rất nhiều chị em quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Chậm kinh 2 ngày liệu có thai không?
1. Chậm kinh 2 ngày có thai không?
Theo các bác sĩ tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, những chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn mà bị chậm kinh 2-3 ngày sau khi quan hệ tình dục không an toàn thì hoàn toàn có thể nghĩ đến khả năng mình đã có thai. Đặc biệt, nếu chị em còn có các dấu hiệu mang thai sớm như ngực nhạy cảm, mệt mỏi, nhũ hoa sẫm màu, đầy hơi… thì khả năng ấy càng cao. Tuy nhiên, với những chị em chu kỳ kinh nguyệt không đều thì chưa chắc chậm kinh là dấu hiệu của mang thai.
Tham khảo bài đọc sau: Kinh nguyệt không đều ở tuổi 18
Chậm kinh 2 ngày có thể là một trong những dấu hiệu sớm của có thai, đặc biệt là đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Có chị em chia sẻ bị chậm kinh 2 ngày thử que ra 1 vạch mờ và thắc mắc liệu kết quả này có chính xác hay không. Các bác sĩ cho biết ở giai đoạn này, nồng độ hormone hCG trong nước tiểu của mẹ vẫn chưa cao nên nếu dùng que thử cũng chưa chắc cho ra kết quả chính xác. Tốt nhất, mẹ nên chờ đến khi chậm thai khoảng 1 tuần, khi nồng độ hCG đã đậm đặc hơn thì mới dùng que thử.Máu kinh và máu sảy thai khác nhau như thế nào?
2. Các nguyên nhân khác gây chậm kinh
Ngoài nguyên nhân có thai thì còn rất nhiều yếu tố khác khiến chị em bị chậm kinh khoảng 2-3 ngày.
2.1. Chậm kinh do chu kỳ của từng người
– Có những chị em có chu kỳ kinh nguyệt dài 32, 35 ngày thì ngày hành kinh của tháng sau sẽ lệch so với tháng trước từ 3-5 ngày nên bị hiểu nhầm là chậm kinh. Thực tế điều này hoàn toàn bình thường. – Trường hợp các chị em kinh nguyệt không đều, có tháng 28 ngày, 29 ngày, 30 ngày… thì việc bị chậm kinh 2-3 ngày cũng không có gì đáng lo ngại.
Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là không giống nhau, nên chưa thể khẳng định cứ chậm kinh là có thai.
2.2. Chậm kinh do các yếu tố bên ngoài tác động
Chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố bên ngoài.
Những chị em bị căng thẳng, mất ngủ, tâm trạng không ổn định rất dễ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Chế độ ăn uống thiếu protein, vitamin A, C, E… cũng khiến chị em có nguy cơ bị chậm kinh, kinh nguyệt ít hơn bởi đồ ăn tác động trực tiếp đến hormone trong cơ thể phụ nữ.
Những chị em tập luyện thể dục thể thao cường độ quá cao cũng có thể bị trễ kinh. Hoặc chị em có thói quen sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá, chất kích thích cũng rất dễ bị rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh.
Vì thế, chị em cần duy trì một lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt thật khoa học, lành mạnh để đảm bảo kỳ đèn đỏ được đều đặn.
Tìm hiểu: Chậm kinh 4 ngày thử que 1 vạch, là do đâu
Tìm hiểu thêm: Hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tiền liệt di căn
Những chị em có lối sống không lành mạnh, thường xuyên rượu, bia, thuốc lá thì dễ bị chậm kinh.
2.3. Chậm kinh do bệnh lý
Ngoài tác động từ các yếu tố bên ngoài, hiện tượng chậm kinh có thể dấu hiệu của bệnh lý.
Những chị em bị u nang buồng trứng thường có chu kỳ kinh nguyệt thất thường, điển hình là bị chậm kinh.
Trường hợp những người bị bệnh rối loạn nội tiết thì nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt là cực kỳ cao.
Bị bệnh về tuyến giáp, tuyến yên ảnh hưởng trực tiếp đến hormone trong cơ thể, gây rối loạn kinh nguyệt.
>>>>>Xem thêm: Hiện tượng ra máu khi mang thai: nguyên nhân và cách xử trí
Chậm kinh 2 ngày mà dùng que thử thai vẫn chưa cho ra kết quả chính xác được. Chị em nên chờ sau 7 ngày trễ kinh thì dùng que thử.thai sản trọn gói
Trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến chị em bị chậm kinh. Để đề phòng tình trạng này, chị em cần đảm bảo duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, khi quan hệ cần sử dụng các biện pháp tránh thai. Khi bị chậm kinh kéo dài bất thường, chị em cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị.Tắc kinh có nguy hiểm không
Tin liên quan
- Quan hệ ngày đèn đỏ cần lưu ý những gì
- Quan hệ một lần có thai không
- Chậm kinh bao lâu thì biết có thai
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.