Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung?

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung là điều mà rất nhiều chị em muốn biết. Đây cũng là thời điểm chị em có thể biết chính xác tình trạng mang thai của mình.

Bạn đang đọc: Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung?

Chậm kinh bao lâu thì thai vào tử cung?

Đối với những chị em có chu kì kinh nguyệt đều đặn, chậm kinh được cho là một trong số những dấu hiệu mang thai rất đặc trưng nếu trước đó có quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai.
Vì vậy, việc biết trễ kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung là điều được rất nhiều chị em quan tâm. Trên thực tế, ngay sau khi quan hệ tình dục, tinh trùng của nam giới được phóng vào bên trong âm đạo của nữ giới sẽ nhanh chóng tìm trứng để kết hợp tiến hành quá trình thụ thai.

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung?

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung là điều rất nhiều chị em quan tâm

Trứng và tinh trùng sau khi thụ tinh sẽ tiếp tục di chuyển về tử cung để làm tổ. Thông thường quá trình này sẽ kéo dài trong khoảng 7 – 8 ngày.
Điều này đồng nghĩa với việc sau khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai khoảng 1 tuần, trứng của nữ giới sẽ được thụ tinh và bám ở trong tử cung.
Vì vậy, sau khi chậm kinh từ 7 – 10 ngày, chị em có thể kiểm tra tình trạng thai nhi trong tử cung. Tuy nhiên, sẽ rất khó để có câu trả lời chính xác cho thắc mắc “Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung” của nhiều mẹ bầu bởi quá trình cấy thai vào tử cung ở mỗi mẹ bầu và thai nhi là khác nhau.

Tìm hiểu thêm: U nang hoàng thể khi mang thai có nguy hiểm không?

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung?

Việc biết chậm kinh bao lâu thì thai vào tử cung sẽ giúp chị em xác định được tình trạng mang thai của mình

Bên cạnh đó, yếu tố cơ địa tử cung cũng ảnh hưởng đến việc trả lời cho câu hỏi chậm kinh bao lâu thì thai vào tử cung bởi những chị em có cơ địa tử cung bình thường, thai sẽ vào tử cung như đúng quy trình trên.
Tuy nhiên, chị em có cấu tạo cổ tử cung thấp thì quá trình thai vào tử cung sẽ diễn ra chậm hơn. Đặc biệt, nếu ở trường hợp này, mẹ bầu cần hết sức thận trọng bởi nguy cơ sảy thai khi cổ tử cung mẹ thấp là rất lớn.

Dấu hiệu thai đã vào tử cung

Ngoài việc xác định trễ kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung, chị em cũng cần nắm rõ những dấu hiệu thai đã vào tử cung dưới đây:
– Ra máu báo. Hiện tượng này xảy ra do thai bám vào thành tử cung, gây ra những tổn thương niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, nếu là hiện tượng ra máu báo, lượng máu xuất hiện rất ít, có màu hồng nhạt hoặc nâu nhạt.
Nếu ra máu báo mà lượng máu nhiều, màu máu bất thường, kèm các hiện tượng đau bụng dữ dội, choáng, ngất… thì đây lại là dấu hiệu cảnh báo thai ngoài tử cung.
– Thân nhiệt tăng. Theo nghiên cứu, khi thai vào tử cung, thân nhiệt của mẹ bầu thường cao hơn so với bình thường từ 0.3 – 0.5 độ C.

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung?

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm chẩn đoán ung thư đại tràng

Ngoài việc nắm rõ trễ kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung, chị em còn cần biết các dấu hiệu thai đã vào tử cung

Bên cạnh đó, khi mang bầu, thai nhi sẽ lấy đi một phần dinh dưỡng và oxy từ máu của mẹ bầu, vì vậy cơ thể mẹ bầu sẽ phải tạo ra nhiều máu và tốc độ di chuyển của máu sẽ nhanh hơn. Từ đó khiến huyết áp của mẹ bầu cũng được đẩy lên cao hơn so với bình thường.
– Mệt mỏi. Ngay từ khi bắt đầu mang thai, cơ thể mẹ bầu sản sinh ra hormone hCG. Chính sự thay đổi về nội tiết này sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, nhất là khi mới mang thai, thai bắt đầu bám vào thành tử cung.
Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể gặp một vài triệu chứng điển hình khác như buồn nôn, nôn, đau lưng, mẫn cảm với các loại mùi, chuột rút…
Trên đây là những thông tin giúp mẹ bầu trả lời được băn khoăn “Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung”. Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu thai vào tử cung, mẹ bầu có thể dùng các biện pháp thử thai để xác định tình trạng thai nhi, tới bệnh viện tiến hành thăm khám để được tư vấn về dinh dưỡng và những lưu ý, chỉ định trong thai kì.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *