Chàm sinh dục là một tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên. Bệnh chàm sinh dục khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái. Những thông tin cụ thể nhất về bệnh chàm sinh dục sẽ được cung cấp sau đây.
Bạn đang đọc: Chàm sinh dục: nguyên nhân và quá trình tiến triển của bệnh
Chàm sinh dục là một tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi
1.Nguyên nhân của chàm sinh dục
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên, sau đây là những nguyên nhân chính khiến bệnh hình thành:
– Do di truyền: Những người có người thân từng bị mắc bệnh chàm thường nguy cơ mắc bệnh chàm sinh dục cao hơn người bình thường.
– Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh chàm sinh dục. Vệ sinh hàng ngày kém, kết hợp mặc đồ lót bó sát, chất liệu không thấm hút gây bí bách vùng kín.
– Dị ứng cơ địa: Dị ứng với hóa chất nhuộm vải, bụi hoặc một dị nhân nào đó khiến vùng kín bị chàm
2.Quá trình phát triển bệnh chàm sinh dục
Bênh chàm sinh dục diễn biến kéo dài hay tái phát nhiều đợt, thông thường qua 4 giai đoạn sau:
– Đỏ da: Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh. Trên da vùng sinh dục xuất hiện các vết đỏ, hơi nề, cộm, ngứa, trên nền đỏ xung huyết có sẩn tròn lấm tấm như hạt kê thực chất là những mụn nước từ dưới đùn lên.
– Mụn nước: Mụn nước nhiều và xuất hiện khắp bề mặt tổn thương, nhỏ bằng đầu tăm, đầu kim tầm 1 – 2 mm, đùn từ dưới lên lớp này đến lớp này đến lớp khác. Đám tổn thương do mụn nước nông; nếu gãi trầy sẽ chảy dịch kéo dài, vết trợt nhỏ như kim châm, màu đỏ rỉ dịch; nếu nhiễm khuẩn thứ phát sẽ dẫn đến có mủ, và vảy tiết.
– Mọc da non: Tổn thương giảm viêm, giảm xung huyết, chảy dịch, vết trợt khô, đóng vẩy thành một lớp da nhẵn bóng như vỏ hành, hơi nhiễm cộm, sẫm màu so với vùng da bên cạnh.
– Liken hóa, hằn cổ trâu: Đây là giai đoạn mạn tính. Bệnh tiến triển lâu ngày, da ngày càng sẫm màu, tăng nhiễm cộm, xù xì thô ráp, cứng cộm, các hằn da nổi rõ, giữa các hằn da là các sần dẹt, đây là quá trình liken hóa.
Bệnh nhân bị chàm sinh dục triệu chứng ngứa sẽ xuyên suốt dai dẳng, tổn thương lúc đầu có thể chỉ ở một vùng da trên bộ phận sinh dục, nhưng nếu cứ tác động nhiều sẽ khiến vùng tổn thương lan rộng ra toàn bộ da trên bộ phận sinh dục. Sự tác động có thể còn khiến tổn thương lan rộng ra toàn bộ vùng da lân cận như: bẹn, đùi, lưng, mông…
Tìm hiểu thêm: Biến chứng của bệnh sởi: Những nguy cơ cần được cảnh báo
Ngứa là một triệu chứng xuyên suốt dai dẳng của bệnh
Ở thể ướt, thì vùng da sinh dục có thể phù nề, lở trợt, nứt, chảy dịch. Ở thể khô, da thô ráp, cứng, sẫm màu, giảm sắc tố hơn so với bình thường hoặc có thể da sẽ bị teo nhẹ.
3.Cách điều trị chàm sinh dục
– Đây là một dạng viêm da cơ địa, khi gặp triệu chứng, tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra thăm khám, làm nhẹ các triệu chứng bệnh. Có một số thuốc bôi hoặc thuốc uống có thể được bác sĩ chỉ định, cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý uống thuốc làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu: Sốt xuất huyết có được uống kháng sinh không?
Nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra thăm khám, làm nhẹ các triệu chứng bệnh.
– Rửa vùng tổn thương nhẹ nhàng hàng ngày bằng nước muối loãng.
– Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng kín, mặc trang phục thông thoáng, chất liệu vải dễ thấm hút mồ hôi, hạn chế ăn những thức ăn gây dị ứng như tôm, cua, cá…; không nên để cơ thể quá nóng hoặc toát mồ hôi…