Sốt virus là một bệnh phổ biến, gần như trẻ nào cũng có nguy cơ mắc phải. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. May mắn thay, bé N.T.N (11 tháng tuổi) được nhập viện kịp thời, bệnh mới chỉ gây ra biến chứng viêm phế quản.
Bạn đang đọc: Chăm sóc chưa đúng cách, bé 11 tháng sốt virus bội nhiễm, gây viêm phế quản
1. Nhập viện kịp thời, chẩn đoán nhanh chóng
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ của Khoa Nhi – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã nhận thấy bé N.T.N có những triệu chứng nguy kịch:
– Sốt cao 39,5 độ C, nguy cơ co giật
– Ho có đờm vàng
Để có thể lên phác đồ điều trị nhanh chóng và phù hợp, ngay lập tức, các bác sĩ đã chỉ định bệnh nhân N.T.N thực hiện khám lâm sàng, nghe tim phổi và tiền hành làm một số xét nghiệm cần thiết:
– Xét nghiệm công thức máu: Bạch cầu không tăng
– Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang phổi
Bằng kết quả xét nghiệm cùng những triệu chứng sẵn có, các bác sĩ nhanh chóng đưa ra kết luận: Bé N.T.N bị sốt xuất huyết bội nhiễm, gây viêm phế quản.
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ của Khoa Nhi – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã nhận thấy bé N.T.N có những triệu chứng nguy kịch
2. 3 Ngày điều trị với phác đồ khoa học
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Mai Hoa – Trường Khoa Nhi – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cho biết: “Hiện nay, các bệnh do virus gây ra phần lớn là chưa có thuốc đặc hiệu chữa trị, chủ yếu là điều trị các triệu chứng, và bệnh sốt virus ở trẻ em cũng vậy. Đối với trường hợp của bé N.T.N, hạ sốt cho bé là ưu tiên số 1 của chúng tôi để chống co giật. Tiếp theo chúng tôi sẽ điều trị viêm phế quản cho bé, đồng thời chống bội nhiễm vi khuẩn ở các khu vực còn lại.”
Trong 3 ngày nằm viện, bé N.T.N được:
– Thường xuyên cặp nhiệt độ ở nách hoặc hậu môn để kiểm soát thân nhiệt;
– Hạ sốt bằng thuốc uống và thuốc đặt hậu môn để chống co giật;
– Truyền dịch để bù nước và điện giải cho bé;
– Bổ sung siro ho long đờm và kháng sinh để điều trị viêm phế quản;
– Vệ sinh mắt, mũi cho bé bằng dung dịch natri clorid 0,9% để tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
– Tư vấn dinh dưỡng cho bé, khuyến khích trẻ uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh… và ăn các món loãng như cháo, súp…
Với phác đồ khoa học và phù hợp, cùng sự theo dõi sát sao của các bác sĩ và sự chăm sóc chu đáo của đội ngũ điều dưỡng, chỉ sau 2 ngày bé đã cắt sốt, giảm ho. Đến ngày thứ 3, đảm bảo bé cắt sốt hoàn toàn sau 24 giờ, sức khỏe tiến triển tốt, bé ăn nhiều hơn, tinh thần tốt hơn nên các bác sĩ cho bé xuất viện.
Với phác đồ khoa học và phù hợp, cùng sự theo dõi sát sao của các bác sĩ và sự chăm sóc chu đáo của đội ngũ điều dưỡng, bệnh của bé N.T.N có nhiều tiến triển tích cực.
3. Sốt virus có nguy hiểm không?
3.1. Những biến chứng của sốt virus
Không phải ai cũng biết rằng, sốt virus nếu không được chăm sóc đúng cách, điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
Khi bị sốt virus, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
– Viêm phổi: Đây được coi là một trong những biến chứng khá nặng của sốt virus;
– Viêm phế quản hoặc tiểu phế quản: Biến chứng này khá phổ biến với trẻ dưới 1 tuổi.
– Viêm thanh khí quản: Khi thanh khí quản bị viêm nhiễm, sưng phù có thể dẫn tới thở khó, thở rít, nguy cơ thiếu oxy;
– Viêm cơ tim: Biến chứng này gây rối loạn nhịp tim, thậm chí ngưng tim. Vì bệnh rất khó phát hiện nên nếu bé hết sốt mà cơ thể vẫn mệt mỏi, lịm đi… thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức.
– Biến chứng ở não: Đây là biến chứng nặng nhất mà sốt virus gây ra. Nó khiến trẻ co giật, hôn mê, thậm chí để lại di chứng nặng nề cho trẻ.
Tìm hiểu thêm: Cách chọn thực phẩm bổ sung cho trẻ ăn dặm
Không phải ai cũng biết rằng, sốt virus nếu không được chăm sóc đúng cách, điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
3.2. Phòng bệnh sốt virus cho trẻ
Để tránh những biến chứng không mong muốn, khi trẻ bị sốt virus, các mẹ hãy chủ động phòng bệnh cho trẻ thông qua các nguyên tắc:
– Cho trẻ nghỉ học để tránh lây bệnh với trẻ khác;
– Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ và các loại vitamin để tăng sức đề kháng;
– Giữ cho không gian sống sạch sẽ, thông thoáng;
– Giữ vệ sinh cho trẻ, không cho trẻ ngậm tay, đồ chơi, thường xuyên rửa tay cho trẻ;
– Hạn chế đến nơi đông người. Giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài thời tiết mưa, lạnh.
– Thực hiện tiêm phòng đầy đủ;
– Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ vì có thể bệnh không những không thuyên giảm mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ;
– Đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay khi có những dấu hiệu sau:
+ Sốt cao liên tục trên 2 ngày, không đáp ứng thuốc hạ sốt.
+ Li bì, ngủ nhiều, lơ mơ, đau đầu.
+ Xuất hiện sốt co giật.
+ Buồn nôn, nôn khan nhiều lần.
Thực hiện tiêm phòng đầy đủ là mộ trong những biện pháp giúp phòng chống sốt virus cho trẻ.
4. Địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý trẻ em
Khoa Nhi – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám tin cậy cho trẻ, được hàng ngàn phụ huynh lựa chọn bởi những ưu điểm sau:
– Đích thân đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng khoa Nhi giàu kinh nghiệm và tính cách chu đáo sẽ thăm khám và điều trị nội trú, ngoại trú các bệnh lý thường gặp ở trẻ em;
– Hệ thống trang thiết bị hiện đại, “hỗ trợ” đắc lực cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị;
– Luôn theo đuổi phương châm điều trị “Hạn chế kháng sinh”, đặt sức khoẻ của trẻ lên hàng đầu;
– Phòng lưu viện đầy đủ tiện nghi, đội ngũ điều dưỡng túc trực 24/24, sẵn sàng hỗ trợ và san sẻ nỗi lo cùng ba mẹ;
– Được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài.
– Thực hiện chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch, bảo đảm an toàn khi thăm khám và điều trị
>>>>>Xem thêm: Thực phẩm bổ sung canxi cho trẻ
Khoa Nhi – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám tin cậy cho trẻ, được hàng ngàn phụ huynh lựa chọn.
Chia sẻ với chúng tôi, mẹ của bé N.T.N cho biết: “Ngay khi con sốt cao 39,5 độ C, mình và gia đình rất lo lắng. Tuy nhiên, nhờ có sự quan tâm, chăm sóc tận tình của các bác sĩ, bé nhà mình đã mau chóng hạ sốt, các triệu chứng bệnh cũng giảm. Tuy dịch bệnh không có người nhà vào thay, chỉ có hai mẹ con trong viện với nhau nhưng mình vẫn thấy rất thoải mái vì luôn có các cô điều dưỡng hỗ trợ hết mình!”.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.