Theo các bác sĩ, phẫu thuật là phương pháp thường được chỉ định trong điều trị polyp trực tràng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật polyp trực tràng phù hợp để sớm hồi phục sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Bạn đang đọc: Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật polyp trực tràng
1. Polyp đại tràng là gì?
Polyp trực tràng là một khối u lồi vào trong lòng trực tràng. Chúng hình thành là do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng. Bệnh còn do nhiều yếu tố khác gây nên như di truyền, tuổi ngoài 50, nhiễm vi khuẩn, nghiện rượu, thuốc lá hoặc chế độ ăn uống thiếu khoa học…
Polyp có thể có nhiều hình dáng kháng nhau như phẳng, hơi nhô hoặc có cuống. Polyp đại tràng được phân thành hai dạng như sau:
– Polyp tăng sản: Polyp thường có kích thước nhỏ thường hay xuất hiện cuối đại tràng. Đây là u lành tính và hiếm khi tiến triển thành ác tính.
– Polyp tuyến: Loại này chiếm đa số với 2/3 polyp thường gặp là polyp tuyến. Chúng có kích thước và hình dáng khác nhau. Thường polyp tuyến có kích thước lớn thường dễ bị ung thư. Polyp dạng này cần cắt bỏ ngay sau khi được phát hiện.
Khả năng ung thư tỷ lệ thuận với kích thước của polyp, cụ thể như sau:
– Kích thước dưới 1cm: Nguy cơ từ 0-2%
– Kích thước từ 1-2cm: Nguy cơ từ 10-20%
– Kích thước lớn hơn 2cm: Nguy cơ khoảng 30-50%
Thông thường, polyp trực tràng không cần điều trị trong trường hợp polyp có kích thước nhỏ. Ngược lại nếu polyp kích thước lớn hoặc có nguy cơ hình thành ung thư thì cần phải tiến hành cắt bỏ càng sớm càng tốt.
2. Khi nào cần nội soi polyp đại tràng?
Việc nên hay không nên cắt polyp đại tràng phụ thuộc vào kích thước cũng như số lượng polyp của bệnh nhân.
– Số lượng polyp đại tràng ít, kích thước nhỏ dưới 0,5cm và thuộc nhóm lành tính có thể không cần cắt. Vì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, ít khả năng chuyển hóa thành ác tính. Tuy nhiên người bệnh thuộc trường hợp này vẫn cần được theo dõi thường xuyên.
– Số lượng polyp đại tràng nhiều, kích thước trên 0,5cm và có nguy cơ diễn tiến ác tính có thể tiến hành cắt thông qua nội soi polyp đại tràng. Sau đó lấy mẫu sinh thiết tế bào xác định nguy cơ ung thư.
– Trong trường hợp polyp nhỏ hơn 0,5cm nhưng có bề mặt sần sùi, hình dạng khác lạ thì cần tiến hành cắt bỏ và sinh thiết để xác nhận nguy cơ ung thư.
Trước khi thực hiện nội soi cắt polyp đại tràng, bác sĩ sẽ xem xét kỹ lưỡng mức độ tổn thương, tuổi tác, bệnh khác (nếu có) và nguy cơ khi cắt bỏ. Người bệnh sẽ được phổ cập về các nguy cơ cũng như lợi ích khi làm thủ thuật.
Để ca phẫu thuật đạt thành công ngoài việc lựa chọn một địa chỉ phẫu thuật uy tín, đáng tin cậy, người bệnh cần có chế độ chăm sóc và sinh hoạt phù hợp để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Polyp túi mật có tự hết không? Khi nào cần phẫu thuật?
3. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật polyp trực tràng
3.1. Về chế độ ăn uống cho người cắt polyp trực tràng
– Khi vừa phẫu thuật cắt polyp trực tràng xong người bệnh không được ăn.
– Sau đó có thể uống một ít nước và tăng dần liều lượng. Người bệnh có thể uống thêm sữa để bổ sung dinh dưỡng hoặc cháo loãng tùy vào tình trạng sức khỏe.
– Sau 1 tuần bình phục người bệnh có thể ăn cơm nhão hoặc cháo, súp. Nên chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày, ăn thành 5-6 bữa để giảm áp lực cho dạ dày.
– Không ăn uống đồ ăn có chất kích thích, không ăn đồ quá ngọt, không ăn đồ chua, cay vì có thể gây chướng bụng. Sau khi ăn xong nên nằm nghỉ 20-30 phút.
– Người bệnh nên ăn chậm, ăn nhiều rau, hoa quả tươi, bổ sung hợp lý sắt và các vitamin cần thiết cho cơ thể.
3.2. Về chế độ sinh hoạt
– Sau cắt polyp trực tràng người bệnh cần phải nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động mạnh sau khi phẫu thuật. Đặc biệt không được ngồi xổm, mang vác vật nặng, đi đứng quá lâu.
– Thay vào đó người bệnh nên vận động nhẹ nhàng ngày ngày như đi bộ, yoga, dưỡng sinh, hít thở không khí trong lành.
– Không tự ý điều khiển phương tiện sau khi cắt polyp xong vì trong quá trình cắt polyp người bệnh sẽ được gây mê nên việc tự di chuyển khó khăn hơn khi bệnh nhân tỉnh lại.
– Không lao động hay vận động nặng
– Không được để tình trạng táo bón xảy ra và han chế rặn mạnh khi đi đại tiện
– Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau vì trong một số loại thuốc có thành phần ảnh hưởng đến chức năng máu như aspirin. Trong trường hợp bất khả kháng có thể sử dụng thuốc giảm đau như Acetaminophen / Paracetamol.
>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày
3.3. Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Sau phẫu thuật cắt polyp trực tràng, người bệnh có thể phải sử dụng thuốc điều trị bệnh kèm theo. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng thuốc hoặc sử dụng không đúng liều lượng vì có thể khiến bệnh lâu khỏi.
Cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ để bác sĩ giúp kiểm tra quá trình lành bệnh.
3.4. Tái khám theo chỉ định
Đối với những bệnh nhân có tổn thương đường tiêu hóa trên ví dụ như polyp thì sau khi cắt xong khuyến cáo bệnh nhân 1 năm phải soi kiểm tra lại một lần. Kiểm tra lại xem polyp sau cắt đã liền chưa, xét nghiệm lại vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày còn không, nếu còn phải tiến hành điều trị. Đặc biệt là những tổn thương ở đại tràng.
Ngoài ra, đối với đối tượng trên 40 tuổi thì nên tiến hành nội soi đại tràng ít nhất 5 năm/ lần để kiểm soát tốt các tình trạng của đường tiêu hóa.
Trên đây là thông tin về việc chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật polyp trực tràng. Để được tư vấn và đặt lịch tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, quý khách vui lòng gọi hotline hoặc đặt lịch qua website. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc áp dụng nội soi công nghệ tiên tiến bậc nhất, phát hiện mọi bệnh lý tiêu hóa bao gồm cả ung thư giai đoạn sớm.