Chăm sóc răng bị nha chu có thể thực hiện tại nhà không? Cách thực hiện như thế nào? Thực hiện trong bao lâu? Những câu hỏi này là những thắc mắc chung của rất nhiều người. Sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu qua những thông tin cơ bản về vấn đề này để rút ra được câu trả lời.
Bạn đang đọc: Chăm sóc răng bị nha chu tại nhà có hiệu quả?
1. Những dấu hiệu để nhận biết bệnh nha chu
Viêm nha chu “gửi lời chào” tới người bệnh với rất nhiều dấu hiệu. Khi mới bắt đầu, phần nướu của bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái viêm và ngày càng tệ hơn. Điều đó có thể được nhận thấy rõ qua màu sắc không đồng đều của nướu. Thêm vào đó, nướu răng không còn săn chắc, ôm sát răng như bình thường. Đặc biệt, chỉ một cái chạm cũng sẽ khiến nướu răng rơi vào trạng thái đau nhức, dễ chảy máu. Thậm chí ấn vào, ta sẽ thấy có mủ chảy ra.Những biểu hiện của viêm nha chu không chỉ dừng lại ở nướu răng. Căn bệnh này cũng kéo theo tình trạng hơi thở có mùi, gây khó chịu. Và lâu dần, đến thời điểm nào đó ngay cả răng cũng có dấu hiệu lung lay.
Nguyên nhân của những điều này nằm ở việc thực hiện không tốt quá trình vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó, viêm nha chu nhiều yếu tố tác động khác như chế độ dinh dưỡng không đủ, thuốc lá, thay đổi nội tiết, tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng tới nướu,…
2. Hậu quả của viêm nha chu
Khi có những biểu hiện viêm nha chu cần đến gặp nha sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời
Nhắc đến viêm nha chu, nhiều người cho rằng đây chỉ là một bệnh răng miệng đơn giản. Vì vậy sự quan tâm và chăm sóc răng miệng chưa thực sự được chú ý. Tuy nhiên, trên thực tế, viêm nha chu là tiền đề cho rất nhiều những vấn đề nguy hiểm sau này.
Khi không được điều trị và chăm sóc phù hợp, viêm nha chu sẽ chuyển nặng. Điều này khiến cho phần xương quanh răng trên bờ vực bị phá hủy. Răng bắt đầu lung lay và có dấu hiệu rơi rụng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề ăn uống cũng như các hoạt động thường nhật. Khi hàm răng không thể đáp ứng nhu cầu ăn uống, theo thời gian, các bệnh về hệ tiêu hóa sẽ xuất hiện. Đây cũng sẽ là lý do dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch.
Ngoài ra, có thể nhiều người chưa biết, vi khuẩn gây viêm nha chu có khả năng xâm nhập vào máu. Sau khi vào máu, những vi khuẩn này sẽ tấn công tới tim gây ra nhiều biến chứng. Ví dụ như bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, sinh non,… Vì vậy việc điều trị và chăm sóc răng bị nha chu là rất quan trọng.
3. Chăm sóc răng bị nha chu tại nhà có hiệu quả?
Về cơ bản, bệnh viêm nha chu có 4 giai đoạn. Trong đó bao gồm:
– Giai đoạn 1: Trong miệng bắt đầu hình thành vôi răng. Điều này dẫn đến vi khuẩn tích tụ dẫn tới viêm lợi.
– Giai đoạn 2: Lợi bắt đầu viêm nặng, sưng phồng, dảy máu khi ăn hoặc đánh răng.
– Giai đoạn 3: Từ viêm lợi biến chuyển thành viêm nha chu. Phần nướu hình thành những ổ sưng chứa mủ.
– Giai đoạn 4: Viêm nha chu chuyển nặng, tấn công xương ổ răng, dẫn đến tụt lợi. Lâu dần răng bị lung lay do các tổ chức xung quanh lỏng lẻo.
Tìm hiểu thêm: Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Viêm nha chu ở mức độ nhẹ có thể thực hiện chăm sóc tại nhà theo định hướng và yêu cầu từ nha sĩ
Ở giai đoạn 1 và 2, người bệnh vẫn có thể tự chăm sóc tại nhà nhưng sẽ tốt hơn nếu có sự tư vấn từ nha sĩ. Tuy nhiên sang tới giai đoạn 3 và 4, bệnh đã biến chuyển sang trạng thái nặng hơn. Lúc này, răng miệng rất cần tới sự điều trị can thiệp của y khoa mới có thể chữa khỏi. Trong trường hợp viêm nặng mà bệnh nhân vẫn tự chữa tại nhà rất có thể khiến tình trạng ngày càng trầm trọng hơn.
4. Những lưu ý khi chăm sóc răng bị viêm nha chu
4.1 Chăm sóc răng bị nha chu tại nhà
4.1.1 Sử dụng nước muối loãng ấm
Muối là nguyên liệu phổ biến và nổi bật với khả năng kháng viêm, sát khuẩn rất tốt. Nước muỗi có thể được sử dụng để rửa các vết thương bên ngoài da giúp tránh nhiễm trùng. Đối với răng miệng, người bệnh cũng có thể áp dụng phương pháp này để tiêu diệt vi khuẩn.
Để thực hiện phương pháp này, bệnh nhân cần chuẩn bị hỗn hợp nước muỗi loãng ấm. Cụ thể, hãy hòa tan muối vào nước muối loãng ấm và dùng để súc miệng từ 3-5 lần mỗi ngày. Sau một vài ngày, ta sẽ thấy những triệu chứng bệnh có chuyển biến, giảm bớt đau nhức.
4.1.2 Sử dụng gừng tươi
Gừng là nguyên liệu có tính nóng và sát khuẩn tốt. Và đây cũng là một liều thuốc tự nhiên rất hiệu quả để chăm sóc răng miệng khi bị vi khuẩn tấn công.
Thực hiện phương pháp này, người bệnh cần cắt những lát mỏng gừng và đun sôi cũng khoảng 1 lít nước. Khi hỗn hợp nước gừng đã nguội, bệnh nhân sử dụng và uống dần trong ngày. Lưu ý, tính nóng của gừng rất cao nên hãy cân đối thời gian uống hợp lý. Đặc biệt, hãy hạn chế sử dụng nước gừng vào buổi tối.
4.1.3 Sử dụng nước cốt chanh
Trong chanh có chứa một lượng vitamin C rất lớn. Vì vậy khi được kết hợp cùng muối sẽ cho ra một hỗn hợp có “sức mạnh phi thường” tiêu diệt vi khuẩn.
Phương pháp này cần được chuẩn bị một hỗn hợp chanh muối. Hãy lấy nước cốt chanh pha cùng với muối, thành quả sẽ có kết cấu hơi đặc. Sau đó, người bệnh sẽ dùng hỗn hợp này bôi trực tiếp lên vùng bị viêm nha chu. Sau vài phút ngậm, hãy súc miệng thật sạch lại với nước. Hiệu quả sẽ thể hiện rõ rệt sau 1 tuần thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lạm dụng phương pháp này, tránh gây mòn men răng. 2 -3 lần một ngày là con số thích hợp để phát huy công hiệu.
4.1.4 Luôn giữ răng miệng sạch sẽ
Một khoang miệng sạch sẽ là tiêu chí không thể thiếu với răng miệng dù đang gặp vấn đề hay khi khỏe mạnh. Thế nhưng trong thời gian bị viêm nha chu, thực hiện điều này không hề đơn giản. Vẫn là đánh răng mỗi ngày nhưng bệnh nhân bị viêm nha chu nên tránh tác động mạnh vào phần bị viêm. Cùng với đó, thời điểm này việc lựa chọn bàn chải và kem đánh răng rất cần được chú trọng. Một lời khuyên là hãy sử dụng bàn chải điện, như vậy người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh tốc độ chải một cách đúng ý và an toàn hơn.
4.2 Chăm sóc răng bị nha chu điều trị nội nha
>>>>>Xem thêm: GIẢI ĐÁP: Điều trị tủy răng có đau không?
Mỗi mức độ viêm nha chu sẽ có phương pháp điều trị phù hợp riêng
Đối với những trường hợp viêm nha chu đã biến chuyển nặng, những phương pháp trên sẽ trở nên vô hiệu. Thay vào đó người bệnh nên tới gặp nha sĩ để có biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp. Tùy vào mức độ viêm, các nha sĩ sẽ lựa chọn phương pháp tương ứng. Thông thường, việc điều trị sẽ bao gồm lấy cao răng, làm nhẵn bề mặt của răng và sử dụng kháng sinh điều trị. Nếu nghiêm trọng hơn, phẫu thuật điều trị sẽ là giải pháp cần thiết.
Trên đây là một vài thông tin về bệnh viêm nha chu và cách chăm sóc. Để phòng tránh căn bệnh này cũng như các vấn đề về răng miệng khác, điều cần làm là hãy chú ý chăm sóc răng miệng mỗi ngày cũng như tạo cho bản thân thói quen khám định kỳ nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.