Răng sau khi lấy tủy thường được gọi là răng chết vì chúng không còn được nuôi dưỡng và sẽ yếu dần đi theo thời gian. Việc chăm sóc răng sau khi lấy tủy rất quan trọng nhằm bảo vệ răng có thể bền lâu nhất có thể và đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ lâu dài.
Bạn đang đọc: Chăm sóc răng sau khi lấy tủy thế nào?
Răng không còn tủy cũng đồng nghĩa với việc không được nuôi dưỡng và trở thành răng chết.
1. Tủy răng là gì? Tại sao tủy răng đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo của răng?
Tủy răng là một mô liên kết đặc biệt bao gồm mạch máu và thần kinh. Tủy răng có hình sợi và nằm trong hốc tủy ở giữa mỗi răng. Men răng và ngà răng là các lớp mô cứng bao quanh tủy răng nhằm bảo vệ tủy răng khỏi các tác nhân gây hại.
Tủy răng là một trong những thành phần cấu tạo của răng quan trọng vì chúng có chức năng nuôi dưỡng răng, tái tạo tổ chức ngà răng và bảo vệ răng. Do tủy răng được cấu tạo từ các mạch máu và thần kinh nên chúng cũng là bộ phận giúp răng cảm nhận được nhiệt độ cũng như độ cứng, mềm của thức ăn.
2. Điều trị tủy răng ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của răng?
Điều trị tủy răng là thủ thuật các bác sĩ sẽ lấy bỏ phần tủy răng bị bệnh hay chết, sau đó bít khoảng trống còn lại bằng cách trám răng để có thể giữ lại răng. Tuy nhiên, những chiếc răng không còn tủy sẽ được coi là răng chết vì không còn mạch máu và các dây thân kinh.
Lúc này, răng sẽ không còn được nuôi dưỡng nữa nên sẽ yếu dần đi và dễ bị tổn thương hơn.
Độ bền chắc của răng bị giảm sút
Do răng không được nuôi dưỡng nên khi ăn nhai thường xuyên, độ bền của răng sẽ yếu dần và không thể phục hồi.
Răng sau khi lấy tủy dễ vỡ hơn
Do không có chất dinh dưỡng nuôi răng nên ngà và men răng cũng sẽ mất dần độ bền và độ đàn hồi. Ngoài ra, răng cũng đã mất tủy nên không còn cảm nhận được nhiệt độ cũng như lực tác động khi ăn nhai thức ăn nên khả năng vỡ răng, sứt răng bất thường tăng cao.
Sức nhai giảm
Do răng không còn cảm nhận được độ cứng mềm của thức ăn nên răng không thể tạo được lực nhai phù hợp, dẫn đến tình trạng răng dễ vỡ hoặc sứt hơn trong quá trình ăn nhai.
Răng bị sừng hóa
Răng sau khi mất tủy mà không được chăm sóc, bảo vệ sẽ có khả năng bị sừng hóa các mô, khiến răng trở nên giòn hơn, chức năng ăn nhai giảm.
Miếng trám trên răng sẽ bị bong tróc theo thời gian
Sau một khoảng thời gian, các miếng trám trên răng sẽ bị bong tróc dần khiến cho các vi khuẩn dễ dàng tấn công và phát triển số lượng nhanh chóng. Điều này dẫn đến sự hư hại hoàn toàn của răng, thậm chí, ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
Sâu răng
Răng dù đã được điều trị tủy vẫn có khả năng bị sâu cao do vụn thực phẩm mắc lại ở những lỗ trên mặt răng hoặc tại các vị trí khó làm sạch khác. Nếu không có cách chăm sóc răng đúng, người bệnh hoàn toàn có thể mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu bình thường.
Nguy cơ nhổ bỏ răng cao
Do răng đã mất đi cảm nhận nên dù có bị sâu hay vỡ, người bệnh cũng khó có thể nhận biết để có biện pháp điều trị, dẫn đến việc các tổ chức răng bị phá hủy hoàn toàn và bắt buộc phải nhổ bỏ để đảm bảo cho các răng xung quanh khác.
3. Chăm sóc răng mất tủy thế nào?
Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm tủy răng bao nhiêu tiền và quy trình thực hiện
Răng mất tủy cần được chăm sóc cẩn thận và kỹ lưỡng hơn răng bình thường vì răng không được nuôi dưỡng và phục hồi nếu có xảy ra tổn thương.
Răng sau khi lấy tủy cần được chăm sóc kỹ hơn so với các răng khác vì lúc này răng đã yếu đi rất nhiều và có khả năng mắc các bệnh lý răng miệng cũng như tình trạng sứt vỡ răng hơn.
Tái tạo lại thân răng
Sau khi lấy tủy, việc trám lại thân răng sao cho chắc rất quan trọng. Vật liệu trám phải phù hợp để giúp cho thân răng vững chắc hơn. Nếu răng bị sâu, vỡ hoặc cấu tạo răng bị mất đi nhiều thì các bác sĩ cần bổ sung thêm chốt cắm vào ống tủy để thân răng vững hơn khi ăn nhai.
Bọc răng
Theo các chuyên gia, việc bọc răng ngay sau khi chữa tủy sẽ đem lại hiệu quả bảo vệ răng cao nhất. Các bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về các vật liệu bọc răng phù hợp để đảm bảo tối đa chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ cho hàm răng.
Chăm sóc răng sau khi lấy tủy bằng cách thay đổi chế độ ăn uống
Sau khi lấy tủy răng, răng sẽ không còn cảm nhận được tính chất thức ăn, do vậy người bệnh cần thay đổi chế độ ăn, hạn chế các loại thức ăn có độ cứng và dai cao. Ngoài ra, các loại thực phẩm có nhiệt độ bất thường quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ khiến cho tổ chức răng còn sót lại không kịp thích ứng, gây ra hiện tượng nứt vỡ răng.
Chăm sóc răng mất tủy bằng cách thay đổi thói quen ăn uống
Người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống của mình bằng cách nhai kỹ, nhai chậm đồ ăn và nên tránh sử dụng răng đã chữa tủy để ăn nhai vì sẽ gây ra hiện tượng vỡ, nứt răng mất tủy.
Răng miệng cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
Hãy đánh răng thường xuyên và luôn đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ bằng các dụng cụ làm sạch răng như chỉ nha khoa hay tăm nước.
Thăm khám định kỳ và lấy cao răng theo chỉ định
>>>>>Xem thêm: Bao nhiêu tuổi có cao răng và thời điểm nên lấy cao răng
Thu Cúc TCI là địa chỉ khám chữa răng uy tín được hàng ngàn bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp người bệnh nắm bắt được cụ thể tình trạng răng, nhờ đó, răng sẽ được bảo vệ tối đa với các biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, lấy cao răng là thủ thuật vệ sinh răng miệng tuyệt đối, ngăn ngừa mảng bám tích tụ và gây ra các bệnh răng miệng nguy hiểm.
Khoa Răng Hàm Mặt thuộc Hệ thống Y Tế Thu Cúc là địa chỉ thăm khám, điều trị răng hiệu quả, chất lượng đã được kiểm chứng bởi hàng ngàn bệnh nhân. Tại đây, chúng tôi có đầy đủ dịch vụ để có thể khắc phục răng, tạo hình răng đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ cho hàm răng. Với đội ngũ bác sĩ Nha khoa có nhiều năm kinh nghiệm cùng các trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu 100% từ nước ngoài, chất lượng điều trị các bệnh lý răng hàm mặt được đảm bảo hiệu quả tối đa mà không gây biến chứng.
Nếu có bất cứ vấn đề gì cần giải đáp, hãy liên hệ cho chúng tôi qua tổng đài để được hỗ trợ nhanh chóng!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.