Cắt polyp mũi là phẫu thuật để loại bỏ các polyp đang phát triển ở mũi gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tương tự như bất cứ loại phẫu thuật nào, việc chăm sóc sau cắt polyp mũi đóng vai trò rất quan trọng. Người nhà và bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh phục hồi hơn.
Bạn đang đọc: Chăm sóc sau cắt polyp mũi thế nào cho đúng cách
Cắt polyp mũi là phẫu thuật để loại bỏ các polyp đang phát triển ở mũi gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nhìn chung sau cắt polyp mũi khoảng 4 – 6 tuần người bệnh sẽ phục hồi hoàn toàn. Trong thời gian này nên tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bẩn hoặc khói thuốc.
Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể kê đơn thuốc, thông thường bao gồm thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, xịt mũi bằng nước biển và thuốc xịt có chứa steroid.
Để có kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Các loại thuốc này có tác dụng thúc đẩy chữa bệnh nhanh chóng và là thành phần thiết yếu của chăm sóc hậu phẫu, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo sau mổ. Liều lượng thuốc sẽ được điều trị theo khả năng phục hồi của người bệnh trong từng trường hợp qua những lần khám kiểm tra mũi họng thường xuyên.
Vệ sinh mũi bằng nước muối biển sâu
Để giữ cho mũi luôn ẩm và ngăn ngừa tình trạng khô mũi có thể làm chậm quá trình hồi phục, người bệnh nên vệ sinh mũi, xoang thường xuyên bằng nước muối biển sâu
Để giữ cho mũi luôn ẩm và ngăn ngừa tình trạng khô mũi có thể làm chậm quá trình hồi phục, người bệnh nên vệ sinh mũi, xoang thường xuyên bằng nước muối biển sâu. Có hai lựa chọn cho người bệnh:
- Dùng bình rửa mũi
- Dùng thuốc xịt nước biển dạng phun sương
Thực hiện vệ sinh mũi ít nhất là 2 lần/ngày sau phẫu thuật và trong quá trình phục hồi nên tiếp tục duy trì 1 lần/ngày.
Nếu không thể dùng bình rửa mũi, người bệnh có thể mua các thuốc xịt nước biển có bán sẵn tại nhiều hiệu thuốc. Với lựa chọn này, người bệnh cố gắng dùng thuốc xịt ít nhất 1 lần/giờ sau khi đã tỉnh táo sau phẫu thuật và giảm xuống còn 4, 5 lần/ngày khi đã bắt đầu phục hồi.
Những tác dụng phụ có thể gặp phải sau cắt polyp mũi
Tìm hiểu thêm: Bị hóc xương cá nhỏ có nguy hiểm không và lưu ý
Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi và tránh các hoạt động thể chất đòi hỏi nhiều sức lực khoảng 7 ngày.
Mệt mỏi sau phẫu thuật là bình thường do ảnh hưởng của thuốc gây mê và thủ thuật của bác sĩ. Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi và tránh các hoạt động thể chất đòi hỏi nhiều sức lực khoảng 7 ngày. Vận động ở mức vừa phải như đi bộ nhẹ nhàng vừa giúp cải thiện tinh thần vừa thúc đầy phục hồi.
Buồn nôn sau gây mê toàn thân không phải là hiếm nhưng thường biến mất sau 12 giờ. Nhằm rơi vào tình trạng mất nước, người bệnh cũng nên cố gắng uống nhiều nước.
Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh nên dành thời gia nghi ngơi, hạn chế đi lại.
Bằng cách xịt mũi bằng nước biển sâu, người bệnh có thể làm sạch mũi và ngăn ngừa trình trạng đóng vẩy trong mũi.
Một số trường hợp có thể bị chảy máu và nếu điều này xảy ra hãy ngồi thẳng đứng và thở qua mũi trong 5 đến 10 phút – điều này sẽ làm giảm chảy máu nhất.
Đau
Sử dụng thuốc giảm đau theo đúng như hướng dẫn của bác sĩ thoải mái, dễ chịu hơn.
Ngạt mũi
Có thể hắt hơi để làm sạch mũi và các bộ phận bên trong mũi có thể bị sưng nhẹ vào những ngày đầu sau mổ cắt polyp mũi.
Hỉ mũi quá sớm có thể gây chảy máu, cố gắng chờ ít nhất là 5 ngày sau phẫu thuật.
Đi bộ và tập thể dục
>>>>>Xem thêm: Viêm họng và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả?
Chỉ nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đi dạo để cải thiện tinh thần và thúc đẩy phục hồi.
Cần tránh các hoạt động nâng, đỡ, uốn đòi hỏi nhiều sức lực ít nhất là 1 tuần. Tất cả các hoạt động này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
Quay trở lại công việc khi đã sẵn sàng
Hầu hết mọi người sẽ trở lại làm việc trong vòng một tuần hoặc sớm hơn tùy theo tốc độ phục hồi.
Nếu có bất kỳ vấn đề gì sau phẫu thuật cắt polyp mũi, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ địều trị:
- Sốt cao hơn 38,5 độ trong hơn 24 giờ
- Nhức đầu, nhạy cảm với ánh sáng và thay đổi thị lực
- Sưng hoặc đỏ xung quanh mũi
- Đau không giảm dù sử dụng thuốc giảm đau
- Chảy nước mũi liên tục
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.