Chăm sóc sau mổ hiệu quả giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi. Thành công của một ca phẫu thuật phụ thuộc nhiều vào sự chăm sóc sau đó. Giai đoạn sau mổ là giai đoạn mà cơ thể người bệnh có nhiều rối loạn về sinh lý bao gồm các biến chứng hô hấp, tuần hoàn, kích thích, đau, rối loạn chức năng thận, rối loạn đông máu, hạ nhiệt độ…do ảnh hưởng của gây mê hoặc do phẫu thuật.Vì thế người bệnh cần được chăm sóc tuyệt đối cẩn thận trong giai đoạn đặc biệt này.
Bạn đang đọc: Chăm sóc sau mổ và những lưu ý
Thông thường ngay sau khi hoàn thành phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chuyển về khu vực hồi sức cấp cứu để theo dõi tình trạng cơ thể. Do chưa thoát mê hoàn toàn nên người bệnh có thể vẫn cảm thấy chưa tỉnh táo. Nhiều trường hợp buồn nôn, ói mửa và mệt mỏi do ảnh hưởng của thuốc gây mê, gây tê. Để giảm bớt khó chịu, người bệnh có thể được cho uống thuốc. Huyết áp và nhiệt độ cơ thể cũng sẽ được kiểm tra thường xuyên. Các y tá và điều dưỡng sẽ theo dõi sát cho đến khi bệnh nhân hồi tỉnh hoàn toàn. Sau đó bệnh nhân sẽ được trả về khu vực điều trị nghỉ ngơi cho đến khi phục hồi hẳn rồi về nhà.
Sau phẫu thuật, các y tá và điều dưỡng sẽ theo dõi sát cho đến khi bệnh nhân hồi tỉnh hoàn toàn.
1. Kiểm soát cơn đau sau mổ
Thông báo ngay với y tá hoặc điều dưỡng khi cảm thấy đau để được nhận thuốc giảm đau càng sớm càng tốt trước khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn (thuốc mất khoảng 20 phút để phát huy tác dụng).
2. Giảm nguy cơ hình thành cục máu đông
Người bệnh nên cố gắng vận động, đi lại nhẹ nhàng sớm sau mổ. Nằm trên giường quá lâu có thể gây ra tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu – cục máu đông hình thành sâu trong cơ thể như tĩnh mạch ở chân, cánh tay hoặc vùng chậu. Nếu có thể, hãy thực hiện một số bài tập chân giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Những bài tập này đơn giản chỉ là bệnh nhân gập đầu gối, xoay mắt cá chân. Vớ y khoa hay còn gọi là vớ nén có tác dụng điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu cũng có thể được sử dụng sau phẫu thuật để giúp máu lưu thông tốt hơn.
3. Ăn uống sau phẫu thuật
Chế độ dinh dưỡng hậu phẫu không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe, nâng cao thể trạng mà còn có tác dụng kích hoạt cho hệ thống tiêu hóa sớm trở lại bình thường. Bệnh nhân nên ăn uống theo tư vấn của bác sĩ. Với các trường hợp phẫu thuật ở đường tiêu hóa, những ngày đầu bệnh nhân chỉ truyền dinh dưỡng, sau đó bắt đầu ăn nhẹ (cháo, sữa, súp…) và sau đó ăn đặc dần lên. Chế độ ăn uống cần cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm tốt cho người mỡ máu
>>>>>Xem thêm: Ăn gì tốt cho thận?bảo vệ sức khỏe thận
Người bệnh sau phẫu thuật tại Bệnh viện Thu Cúc được chăm sóc chu đáo để nhanh chóng phục hồi.
4. Thời gian xuất viện
Trước khi xuất viện, người bệnh sẽ được hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc vết thương, các loại thuốc cần uống và cách sử dụng những thiết bị hỗ trợ như nạng, nẹp, xe lăn…
Thời gian ra viện còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Loại phẫu thuật đã thực hiện (mổ nội soi hay mổ mở)
- Tốc độ phục hồi sức khỏe của người bệnh sau mổ
5. Lưu ý sau khi di chuyển về nhà
- Người bệnh không nên tự điều khiển xe về nhà sau phẫu thuật. Tốt nhất nên để người nhà đưa về hoặc gọi taxi. 24 giờ đầu tiên ở nhà cần có người nhà chăm sóc.