Chăm sóc phụ nữ sau sinh chưa bao giờ là vấn đề dễ dàng nhưng chị em sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về việc đẻ thường kiêng những gì hay sau sinh thường nên ăn gì cùng những vấn đề mà nhiều người gặp phải trong quá trình hậu sinh.
Bạn đang đọc: Chăm sóc sau sinh và những vấn đề thường gặp
1. Cách chăm sóc sau sinh phụ nữ sau sinh
1.1. Sinh thường kiêng ăn gì?
Trả lời cho thắc mắc đẻ thường kiêng ăn gì, chúng ta có thể chia thành 3 nhóm chị em cần kiêng như sau:
Thực phẩm nên kiêng sau sinh thường:
Đồ ăn cay, có tình hàn: Mẹ cần hạn chế những thực phẩm cay như tỏi, ớt, tiêu…vì hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt, chưa thể hấp thu ngay được.
Tránh các món có nhiều dầu mỡ: Đây cũng là những món khó hấp thụ, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé. Vì thế, mẹ bầu nên hạn chế những món được chiên rán nhiều dầu như: đồ ăn nhanh, khoai tây chiên,…
Trái cây nên tránh:
Trái cây để lạnh: Các món lạnh nói chung, và trái cây để lạnh nói riêng là những món ăn cần kiêng sau khi sinh. Những loại quả vừa được lấy từ tủ lạnh ra có thể khiến mẹ sau sinh bị đau bụng, tiêu chảy hoặc khiến mẹ bị lạnh bụng qua đường sữa không tốt cho bé.
Hạn chế những quả có tính nóng như: vải thiều, anh đào, táo mèo…
Không ăn trái cây khi chưa rửa vì có thể chứa nhiều hóa chất độc khác gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
Đồ uống nên tránh
Không nên uống đồ có gas, có chất caffeine như: cà phê, đồ uống có cồn. Thay vào đó, mẹ nên uống nhiều nước lọc hay nước ép trái cây để có lợi cho sức khỏe.
Mẹ sau sinh không nên uống đồ có gas
1.2. Sinh thường nên ăn gì?
Vậy đẻ thường được ăn những gì? Quan trọng nhất là mẹ được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của hai mẹ con.
– Tinh bột (bánh mì, ngũ cốc, mì sợi, cơm, khoai tây…) cung cấp năng lượng cho cơ thể
– Chất đạm (thịt, trứng, cá, sữa…) cung cấp đủ protein cần thiết cho em bé lớn lên mỗi ngày.
– Chất béo (dầu cá, cá hồi…) giúp các vitamin tan trong dầu hấp thu dễ dàng
– Vitamin và khoáng chất:
+ Vitamin A: sữa, phô mai, trứng, các loại cá béo, rau quả màu vàng cam như bí ngô, xoài, mơ, các loại rau như cà rốt, rau bina và bông cải xanh…
+ Vitamin B1: các loại men, thịt, sữa, ngũ cốc toàn phần, lòng đỏ trứng, trái cây khô, trái cây có dầu, và hạt thô…
+ Vitamin B2: rau xanh, sữa, trứng, pho mát, và cá…
+ Vitamin B6: các loại men, ngũ cốc toàn phần, gan,thịt cơ bắp, cá,…
+ Vitamin C: trong trái cây và rau tươi
+ Can-xi: thịt cá, trứng sữa, trong những thực vật họ lá xanh như cải xoăn, củ cải, mù tạt.
+ Sắt: thịt, cá, trứng, sữa, đậu lăng, đậu hà lan, lòng đỏ trứng, ca cao, rau có màu sắc đậm…
+ Kẽm: ngũ cốc nguyên hạt, sữa, hải sản, các loại đậu…
Mẹ nên bổ sung ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt
2. Những vấn đề có thể gặp phải sau sinh tự nhiên
2.1. Mất sữa sau sinh
Nhiều chị em phải đối mặt với tình trạng mất sữa sau sinh mà không biết lý do, quan trọng hơn là chưa biết sau sinh thường nên ăn gì và làm gì để sữa về tự nhiên.
Nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng mất sữa sau sinh:
Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai và sau sinh không đầy đủ chất dinh dưỡng
Tâm lý căng thẳng, stress, mất ngủ…trong lúc mang thai và cho con bú có thể dẫn tới gây mất sữa
Thời gian sinh hoạt, làm việc không hợp lý hoặc hoạt động quá sức khiến hoạt động tuyến sữa yếu
Do tuyến sữa bị tắc, đầu vú bị bịt kín lỗ thông tia sữa, do viêm vú, ép xe…
Cách gọi sữa về tự nhiên
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất theo gợi ý ở phía trên
Giữ tâm lý thoải mái, ngủ đủ giấc, tránh bị stress
Massage nhẹ vú bằng nước ấm với khăn mềm giúp cho tuyến sữa tăng cường lưu thông.
Giữ đầu vú sạch, không làm cản trở các tia sữa.
Nếu sau nhiều ngày vẫn không thể cải thiện hiện tượng mất sữa sau sinh, các mẹ nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn cách chăm sóc sau sinh sớm có sữa.
Tìm hiểu thêm: Tổng quan về bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ
Mẹ cần giữ tinh thần thoải mái sau sinh
2.2. Vùng kín sau sinh bị hôi
Vùng kín sau sinh có mùi hôi khó chịu cũng là một trong những vấn đề thường gặp của chị em. Do trong quá trình sinh nở âm đạo và xương chậu sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Sau khi sinh mẹ còn trải qua hiện tượng sản dịch, tử cung trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây mùi hôi. Hơn nữa, trong thời gian kiêng cữ nên nhiều mẹ cũng không vệ sinh được cẩn thận dẫn tới tình trạng này.
>>>>>Xem thêm: Đẻ thường sau bao lâu thì đi vệ sinh được? Sản phụ cần lưu ý
Vùng kín bị hôi sau sinh
Một số chị em mách nhau cách khử mùi hôi vùng kín sau sinh bằng cách rửa với lá trà xanh hoặc lá húng quế giã nát. Tuy nhiên, những mẹo dân gian này chưa được kiểm chứng nên chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Trên đây là cách chăm sóc phụ nữ sau sinh cũng như giải quyết những vấn đề chị em thường gặp. Những vấn đề này chị em sẽ được tư vấn cụ thể hơn khi đăng ký các dịch vụ thai sản tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để an tâm chăm sóc bé yêu.
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.