Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em

Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em được coi là bệnh lý cộng đồng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức đề kháng và quá trình phát triển của trẻ. Vậy nhận biết bệnh thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em và cải thiện, điều trị như thế nào?

Bạn đang đọc: Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em

1. Bệnh thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em

Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em

Bệnh thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em khiến trẻ gầy còi, ốm yếu

Thiếu máu là tình trạng lượng tế bào hồng cầu Hemoglobin (Hb) trong máu thấp hơn mức độ tiêu chuẩn của người bình thường xét theo lứa tuổi do thiếu một hay một số chất dinh dưỡng cần thiết để tạo máu.

Vai trò của máu là vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể. Chính vì vậy khi cơ thể bị thiếu máu cũng đồng nghĩa với việc lượng oxy vận chuyển nuôi cơ thể không đáp ứng.

Ở trẻ em, tình trạng thiếu máu được xác định khi lượng hồng cầu không đạt tiêu chuẩn sau đây:

– Đối với trẻ từ 6 tháng đến dưới 6 tuổi: Hb 110g/l.

– Đối với trẻ từ 6-14 tuổi: Hb dưới 120g/l.

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu dinh dưỡng

Như đã đề cập bên trên, thiếu máu dinh dưỡng thường do thiếu một hoặc một số thành phần tạo máu cơ bản như: thiếu sắt, thiếu axit folic, thiếu vitamin B12.

2.1. Thiếu sắt gây thiếu máu

Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em

Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng thiếu máu

Sắt là một trong các nguyên tố quan trọng trong thành phần cấu tạo của hemoglobin. Thiếu sắt, Hemoglobin sẽ không thể hình thành. Thiếu sắt ở trẻ em thường do:

– Thiếu sắt từ trong bụng mẹ. Thai kỳ của mẹ không được cung cấp đầy đủ sắt dẫn đến thiếu máu cho thai nhi.

– Thai nhi bị sinh non, nhẹ cân hoặc những năm tháng đầu đời không được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ mà ăn dặm quá sớm.

– Chế độ ăn của trẻ không cân bằng, không giúp bổ sung sắt dẫn đến thiếu sắt.

– Trẻ bị kém hấp thụ sắt.

2.2. Thiếu máu do thiếu axit folic

Axit folic còn được biết với tên gọi khác là vitamin B9, rất cần thiết để cơ thể thực hiện quá trình phân chia tế bào và phát triển, trong đó có thế bào hình cầu. Ở trẻ em, tình trạng thiếu hụt axit folic là do:

– Quá trình trước và trong khi mang thai, mẹ bầu không được bổ sung đầy đủ axit folic khiến thai nhi bị thiếu thành phần này.

– Khẩu phần ăn của trẻ thiếu axit folic hoặc quá trình hấp thu ở trẻ kém.

– Trẻ mắc hội chứng tan máu bẩm sinh.

– Trẻ thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn,..

– Trẻ gặp vấn đề về răng hàm mặt như viêm miệng lưỡi,….

2.3. Thiếu vitamin B12

Vitamin B12 đón vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu. Ngoài chế độ ăn uống không bổ sung đủ lượng vitamin B12 thì một số bệnh lý về đường tiêu hóa như tiêu chảy, viêm dạ dày,… cũng khiến vitamin B12 kém hấp thụ.

Ngoài những nguyên nhân cơ bản nêu trên thì những nguyên nhân sau đây cũng khiến trẻ bị thiếu máu:

– Trong quá trình cho con bú, mẹ bị thiếu sắt nghiêm trọng gián tiếp khiến trẻ bị thiếu sắt.

– Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột, điển hình là các loại giun ký sinh đường ruột như gin móc.

– Trẻ mắc các bệnh về máu khác.

3. Nhận biết trẻ bị thiếu máu

Tìm hiểu thêm: Thông tin cơ bản về ho gà ở trẻ, bố mẹ biết hay chưa

Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em

Trẻ thiếu máu thường mệt mỏi, uể oải

Trẻ bị thiếu máu trong từng giai đoạn sẽ có những biểu hiện khác nhau.

3.1. Thiếu máu giai đoạn sớm

-Trẻ thường ít hoạt động, mệt mỏi, trẻ sơ sinh hay khuấy khóc và kém ăn.

-Trẻ có hiện tượng bị hoa mắt, chóng mặt, hay bị đau đầu và hay bị buồn ngủ.

3.2. Thiếu máu giai đoạn muộn

– Trẻ có hiện tượng da xanh xao, người gầy ốm.

– Trẻ không tinh anh, đôi mắt lờ đờ, thường hay buồn ngủ, trẻ kém hoạt động.

– Trẻ thường xuyên cảm thấy khó thở, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp và các bệnh liên quan tới nhiễm khuẩn khác.

4. Thiếu máu gây nên những tác hại gì cho trẻ

Khi nghi ngờ trẻ bị thiếu máu, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám nhi khoa và kiểm tra xem trẻ bị thiếu máu hay gặp vấn đề gì về cơ thể. Trẻ thiếu máu không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe hàng ngày của trẻ mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển của trẻ mai sau, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.

Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em

Thiếu máu khiến trẻ mệt mỏi, buồn ngủ và mất tập trung khi học

Một số biến chứng của tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ:

4.1. Đối với toàn bộ cơ thể

Trẻ thiếu máu sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm tăng cân. Một số trẻ thiếu máu nhiều bị kiệt sức.

4.2. Đối với hệ thần kinh

Hệ thần kinh cần một lượng oxy rất lớn, chiếm tới 20% nhu cầu oxy của toàn cơ thể. Thiếu máu khiến oxy không được vận chuyển lên não gây ra những tổn thương nghiêm trọng tới hệ thống thần kinh, gây ra tình trạng đau đầu, ù tai, hoa mắt, giảm sút tư duy của trẻ, giảm trí nhớ và có thể khiến trẻ ngất khi đổi tư thế.

4.3. Hệ tim mạch

Thiếu máu khiến trái tim gia tăng hoạt động để cung cấp oxy nhiều hơn nữa cho các cơ quan. Đồng thời, do bản thân trái tim cũng cần được cung cấp oxy nên nếu trẻ bị thiếu máu rất dễ gặp phải tình trạng: rối loạn nhịp tim (tim đập nhanh, chậm một cách bất thường), suy tim (do tim phải làm việc quá mức), …. lâu ngày có thể dẫn đến tim to, phù chân và khó thở,….

4.4. Hệ hô hấp

Thiếu máu khiến trẻ khó thở, thở mệt do phải thở gắng sức. Trường hợp thiếu máu quá nhiều còn là tác nhân kích thích xuất huyết tiêu hóa một cách đột ngột.

4.5. Lông tóc móng

Thiếu máu khiến tóc trẻ bị xơ rối, chẻ ngọn, móng tay giòn và dễ gãy.

4.6. Hệ miễn dịch của trẻ

Hệ miễn dịch suy giảm khi thiếu máu. Trẻ có xu hướng dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng hơn

4.7. Gây tử vong

Khi thiếu máu quá nhiều không được xử trí kịp thời sẽ khiến trẻ mất mạng.

5. Điều trị thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ

Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em

>>>>>Xem thêm: Trẻ bị sốt phát ban: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Các nguồn thực phẩm tự nhiên giúp bổ sung axit folic

Để khắc phục tình trạng thiếu máu ở trẻ, trẻ cần được bổ sung các nguồn tạo máu bị thiếu ( ví dụ sắt, axit folic hay vitamin B12,…. ) để đảm bảo đầy đủ nguyên liệu tạo máu cho trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý trong thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ. Chế độ ăn ngoài đảm bảo dinh dưỡng cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất cần thiết để tạo máu.

– Axit folic có nhiều trong các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, macwsca,…. các loại rau xanh,…

– Sắt có nhiều trong các loại thực phẩm màu đỏ như các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu, thịt dê, thịt lợn,… ), rau củ có màu đỏ như củ dền, củ cái đỏ, cà rốt,…

– Vitamin B12 có nhiều trong các loại nấm, cá hồi, gan, yến mạch,……

6. Phòng ngừa thiếu máu cho trẻ

Để phòng ngừa thiếu máu cho trẻ, cần lưu ý những điều sau:

– Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ chất ngay từ trong thai kỳ, đặc biệt là axit folic và sắt.

– Với trẻ em từ 2 tuổi cần bổ sung uống viên sắt nếu thăm khám phát hiện thiếu máu. Việc bổ sung cần có chỉ định và tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

– Vệ sinh môi trường sống xung quanh, ăn chín uống sôi và đề phòng nhiễm giun sán. Luôn thực hiện tẩy giun định kỳ.

– Khẩu phần ăn của trẻ đa dạng, có đầy đủ chất, trong đó có các thực phẩm bổ sung sắt, axits folic hay vitamin B12.

Trên đây là một số thông tin về bệnh thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em. Hi vọng những thông tin này sẽ mang đến những kiến thức hữu ích giúp ba mẹ thuận tiện trong theo dõi và chăm sóc sức khỏe của trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *