Chẩn đoán hen phế quản đánh giá mức độ nghiêm trọng

Chẩn đoán hen phế quản (bệnh suyễn)  dựa trên tiền sử bệnh tật của gia đình, khám lâm sàng và kết quả một số xét nghiệm. Bác sĩ cũng sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, từ đó có quyết định cách phương pháp điều trị phù hợp.

Bạn đang đọc: Chẩn đoán hen phế quản đánh giá mức độ nghiêm trọng

Tiền sử bệnh tật cá nhân và gia đình

Chẩn đoán hen phế quản đánh giá mức độ nghiêm trọng

Người bệnh có thể được hỏi về tiền sử mắc bệnh hen phế quản (suyễn) và dị ứng của gia đình.

Người bệnh có thể được hỏi về tiền sử mắc bệnh hen phế quản (suyễn) và dị ứng của gia đình. Bác sĩ cũng sẽ hỏi người bệnh về các triệu chứng gặp phải, xảy ra khi nào và trong thời gian bao lâu.
Thông báo cho bác sĩ biết nếu các triệu chứng chỉ xảy ra ở thời gian nhất định trong năm hoặc những nơi nhất định hoặc trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm.
Ngoài ra bác sĩ cũng có thể hỏi người bệnh về những yếu tố kích hoạt các triệu chứng của bệnh hen phế quản. Một số bệnh có thể ảnh hưởng đến sự kiểm soát của hen phế quản như viêm xoang, trào ngược dạ dày – thực quản, tâm lý căng thẳng và ngưng thở khi ngủ.

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ lắng nghe hơi thở và tìm kiếm dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc dị ứng. Các dấu hiệu này bao gồm thở khò khè, chảy nước mũi hoặc mũi bị sưng, và tình trạng da dị ứng (như eczema). Cần lưu ý rằng cũng có trường hợp hen phế quản không có bất cứ triệu chứng nào nêu trên.

Các xét nghiệm chẩn đoán

Tìm hiểu thêm: Đánh giá u nang buồng trứng IOTA bằng siêu âm đầu dò âm đạo

Chẩn đoán hen phế quản đánh giá mức độ nghiêm trọng

Bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ là phế dung để đánh giá chức năng hô hấp.

  • Kiểm tra chức năng phổi

Bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ là phế dung để đánh giá chức năng hô hấp. Xét nghiệm này đo lượng không khí mà phổi hít vào và thở ra.
Người bệnh cũng có thể được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm bổ sung khác nếu bác sĩ cần thêm thông tin để chẩn đoán. Các xét nghiệm này có thể là:

  • Xét nghiệm dị ứng để tìm ra chất gây dị ứng nếu có.
  • Xét nghiệm đo lường mức độ nhạy cảm của đường hô hấp.
  • Xét nghiệm để xác định xem người bệnh có mắc các bệnh khác nhưng có triệu chứng giống như bệnh hen suyễn hay không, chẳng hạn trào ngược dạ dày – thực quản, rối loạn chức năng dây thanh âm hoặc ngưng thở khi ngủ.
  • Chụp X quang ngực hoặc điện tâm đồ: những xét nghiệm này sẽ giúp xác định xem liệu có phải dị vật hoặc các bệnh khác gây ra những triệu chứng nghi ngờ bệnh hen phế quản hay không.

Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ em

Chẩn đoán hen phế quản đánh giá mức độ nghiêm trọng

>>>>>Xem thêm: Bệnh lao phổi và những câu hỏi thường gặp

Hầu hết trẻ bị hen phế quản có những triệu chứng đầu tiên trước năm 5 tuổi.

Hầu hết trẻ bị hen phế quản có những triệu chứng đầu tiên trước năm 5 tuổi. Tuy nhiên hen phế quản ở trẻ (0 – 5 tuổi) rất khó chẩn đoán.
Trong một số trường hợp không thể phân biệt được liệu các triệu chứng ở trẻ là do hen suyễn hay do một bệnh lý nào khác. Bởi vì các triệu chứng có biểu hiện tương tự  nhau.
Trẻ có thể thở khò khè vì có cấu trúc đường dẫn khí nhỏ và có thể trở nên hẹp hơn khi cảm lạnh hay bị nhiễm trùng đường hô hấp. Đường hô hấp phát triển khi trẻ lớn hơn nên tình trạng thở khò khè sẽ không còn xảy ra khi trẻ bị cảm lạnh nữa.
Trẻ thở khò khè, thường xuyên bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, có khả năng cao bị hen phế quản nếu:

  • Bố hoặc mẹ bị hen phế quản.
  • Trẻ có dấu hiệu của dị ứng, bao gồm cả tình trạng da bị dị ứng (eczema).
  • Trẻ bị dị ứng với phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng khác.
  • Trẻ thở khò khè ngay cả khi không bị cảm lạnh hay nhiễm trùng

Cách chắc chắn nhất để chẩn đoán hen suyễn là xét nghiêm chức năng phổi, tìm hiểu tiền sử bệnh và khám lâm sàng. Tuy nhiên rất khó để làm xét nghiêm chức năng phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi. Do đó, bác sĩ sẽ phải dựa vào tiền sử bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ kết hợp với thăm khám lâm sàng để đưa ra chẩn đoán.
Bác sĩ cũng có thể cho trẻ sử dụng thuốc từ 4 – 6 tuần thuốc điều trị hen phế quản để xem phản ứng của trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *