Chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư vú bằng cách nào?

Tầm soát ung thư vú là biện pháp nhằm sớm phát hiện bệnh, từ đó tăng hiệu quả, giảm tối đa chi phí và thời gian điều trị. Trong số các phương pháp tầm soát căn bệnh này thì chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò quan trọng giúp hỗ trợ chẩn đoán, tìm ra những bất thường ở tuyến vú, đặc biệt là ung thư vú. Vậy bạn đã biết chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư vú bằng cách nào hay chưa? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư vú bằng cách nào?

1. Vì sao nữ giới nên thực hiện tầm soát ung thư vú?

Ngày nay, với sự phát triển của các kỹ thuật hiện đại, việc sàng lọc và phát hiện sớm bệnh ung thư vú đã giúp cải thiện tỷ lệ chữa khỏi cho bệnh nhân mắc căn bệnh này. Người mắc ung thư vú khi phát hiện ở giai đoạn 1 và được điều trị tích cực sẽ có khoảng 80 tới 90% cơ hội sống trên 5 năm. Do đó, việc tiến hành tầm soát, sàng lọc ung thư vú đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm phát hiện bệnh sớm và nâng cao được hiệu quả phòng ngừa cũng như điều trị bệnh.

Một số phương pháp thường được sử dụng trong tầm soát ung thư vú đó là khám lâm sàng tuyến vú, chẩn đoán hình ảnh. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định bao gồm chụp Mammography (còn gọi là chụp Mamo vú, chụp Xquang tuyến vú), siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI).

Chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư vú bằng cách nào?

Nữ giới không nên bỏ qua việc khám tầm soát ung thư vú

2. Chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư vú bằng cách nào và ai nên thực hiện?

2.1. Tìm hiểu chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư vú bằng cách nào

Siêu âm tuyến vú

Siêu âm vú là phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng cách xây dựng và tái tạo hình ảnh cấu trúc ở bên trong tuyến vú và của cơ thể. Phương pháp này cũng giúp hỗ trợ hướng dẫn mũi kim trong các thủ thuật xâm lấn như: chọc hút sinh thiết, chọc hút nang, chọc hút sinh thiết, hướng dẫn kim sinh thiết có lõi,… Ưu điểm của kỹ thuật này đó là có chi phí thấp, dễ thực hiện, không gây đau và không gây hại cho người bệnh. Siêu âm chẩn đoán bệnh lý tuyến vú cũng mang tới độ chính xác cao, hỗ trợ chẩn đoán được các tổn thương nhỏ có đường kính dưới 5mm, mang giá trị trong việc phát hiện ung thư vú sớm.

Chụp MRI tuyến vú

Chụp chụp cộng hưởng từ MRI cũng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại giúp hỗ trợ phát hiện ung thư và một số bất thường khác ở tuyến vú với độ chính xác cao. Hình ảnh sẽ được hiển thị ở trên máy tính để bác sĩ có căn cứ chẩn đoán và đưa ra kết luận một cách chính xác.

Chụp Mammography (chụp Xquang vú)

Đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng trong tầm soát bệnh ung thư vú. Đây là kỹ thuật sử dụng tia X có cường độ thấp chiếu vào mô tuyến vú để thu lại hình ảnh tại đây. Qua những hình ảnh thu được, bác sĩ có thể phát hiện được các bất thường và khối u ở giai đoạn sớm ngay cả khi bệnh nhân chưa thể phát hiện và sờ thấy.

Kỹ thuật chụp Mammography có các ưu điểm vượt trội như thời gian thực hiện nhanh chóng, không gây xâm lấn, kết quả có độ chính xác cao, chi phí hợp lý,… Các chuyên gia ung bướu khuyến cáo thực hiện phương pháp này khoảng 1 – 2 lần/năm đối với phụ nữ trên 40 tuổi.

Về ý nghĩa trong tầm soát và chẩn đoán bệnh, phương pháp chụp Xquang vú sẽ mang lại những giá trị cụ thể như:

– Phát hiện các tổn thương bất thường ở vú và hố nách 2 bên

– Phát hiện dấu hiệu vi vôi hóa mà siêu âm không thể nhận diện được – một trong những dấu hiệu ác tính của bệnh lý tuyến vú

– Sàng lọc nguy cơ mắc ung thư vú

– Chẩn đoán sớm bệnh ung thư vú, kể cả với các khối u không sờ thấy được bằng cách thực hiện thăm khám, phát hiện tổn thương kín đáo, những tổn thương trong lòng ống sữa, tổn thương vôi hóa rất nhỏ với độ nhạy trên 90%

– Theo dõi các tổn thương đã biết, phát hiện tổn thương tái phát hoặc tổn thương mới đối với trường hợp đã phẫu thuật u vú

– Theo dõi quá trình điều trị bệnh ung thư vú,…

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu mang thai giả khiến bạn lầm tưởng

Chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư vú bằng cách nào?

Chụp Xquang tuyến vú là phương pháp thường gặp trong tầm soát ung thư vú

2.2. Sau khi làm rõ chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư vú bằng cách nào, cùng tìm hiểu về những đối tượng nên thực hiện

– Nữ giới trong độ tuổi từ 20 đến 30: Nữ giới thuộc nhóm tuổi này nên bắt đầu thực hiện tầm soát ung thư vú bằng cách tự khám, khám chuyên khoa 3 năm/lần và tới 40 tuổi nên đi khám chuyên khoa 1 lần/năm

– Nữ giới từ 40 tuổi trở lên: Nhóm đối tượng này nên thực hiện tầm soát ung thư tuyến vú bằng cách siêu âm vú hoặc chụp Mammography với tần suất 1 lần/năm

– Nữ giới có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú nên tiến hành siêu âm, chụp X-quang tuyến vú và chụp cộng hưởng từ MRI vú khoảng 1 lần/năm. Một số yếu tố nguy cơ cao bao gồm: Tiền sử gia đình có người bị mắc bệnh ung thư vú, nữ giới có kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi), nữ giới mãn kinh muộn (sau 55 tuổi), thường sử dụng thuốc tránh thai hoặc dùng Estrogen thay thế; nữ giới không có con hoặc sinh con đầu lòng sau 30 tuổi; người có chế độ ăn nhiều mỡ động vật; thói quen sinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu bia,…

– Ngoài ra, nếu thấy có triệu chứng bất thường ở vú như sờ thấy khối rắn, bị co kéo da hay núm vú, tiết dịch núm vú, màu da ở vú thay đổi,… thì bạn cũng nên tiến hành tầm soát ung thư ngay.

Chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư vú bằng cách nào?

>>>>>Xem thêm: Viêm thực quản độ a và những điều cần biết

Khám sàng lọc ung thư vú là việc làm nên được thực hiện định kỳ với nữ giới

Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám của chị em, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã triển khai các gói khám tầm soát phát hiện sớm bệnh ung thư vú với nhiều ưu điểm nổi trội như: đội ngũ bác sĩ đầu ngành, trang thiết bị máy móc hiện đại, dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp, không gian xanh – sạch và rộng rãi,… Vì vậy, Thu Cúc TCI luôn là một trong những địa chỉ tầm soát ung thư mà nhiều người dân tin chọn. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc khám tầm soát ung thư vú. Hãy chủ động tầm soát sức khỏe để an tâm vui sống mỗi ngày!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *