Loãng xương là một bệnh lý của hệ thống xương làm giảm tỷ trọng khoáng chất của xương hay giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích xương, hậu quả của sự suy giảm protein và khoáng chất của bộ xương. Loãng xương khiến sức chống đỡ và chịu lực của xương giảm sút, xương sẽ dễ gãy hơn. Chẩn đoán loãng xương thường được thực hiện sau khi xương bị suy yếu đã dẫn tới gãy xương.
Bạn đang đọc: Chẩn đoán loãng xương khoáng chất của bộ xương
Loãng xương khiến sức chống đỡ và chịu lực của xương giảm sút, xương sẽ dễ gãy hơn.
Xét nghiệm đo đậm độ xương (DEXA)
Xét nghiệm đo đậm độ xương (DEXA) thường được sử dụng trong chẩn đoán loãng xương. Đây là một xét nghiệm an toàn, không gây đau và thường chỉ mất 5 phút, tùy thuộc vào phần của cơ thể được quét.
DEXA là nghĩa là đo độ hấp thu tia X hai nguồn năng lượng (dual energy X – ray absorptiometry). Đậm độ hay độ đậm đặc (density) có nghĩa là số vật chất có trong một khoảng không gian nhất định. Mô nào có độ đậm càng cao thì tia X đi xuyên qua mô đó càng thấp. Nhìn chung, đậm độ xương càng cao thì xương càng chắc khỏe.
Để chẩn đoán loãng xương, máy quét sẽ đo mật độ khoáng xương của người bệnh và so sánh với mật độ khoáng xương của người bình thường khỏe mạnh, có cùng độ tuổi và giới tính. Sự khác biệt giữa mật độ xương của người bệnh và của một người bình thường khỏe mạnh được tính là một độ lệch chuẩn (ST) và được gọi là chỉ số T – score.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và hậu quả chứng cong vẹo cột sống
Xét nghiệm đo đậm độ xương (DEXA) thường được sử dụng trong chẩn đoán loãng xương.
Độ lệch chuẩn là thước đo của sự biến đổi dựa trên giá trị trung bình hoặc dự kiến:
– Trên 1 SD là bình thường.
– Từ 1 – 2.5 SD được định nghĩa là giảm mật độ khoáng xương so với khối lượng xương đỉnh.
– Dưới 2.5 SD được định nghĩa là loãng xương.
Mặc dù kết quả đo đậm độ xương có thể giúp chẩn đoán loãng xương nhưng đây không phải là yếu tố duy nhất quyết định nguy cơ gãy xương của người bệnh.
Tuổi tác, giới tính và bất kỳ chấn thương trước đó sẽ cần phải được xem xét trước khi quyết định xem người bệnh có cần điều trị loãng xương hay không.
Mô hình đánh giá nguy cơ gãy xương do loãng xương (FRAX)
>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm khớp dạng thấp như thế nào?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát triển mô hình đánh giá nguy cơ gãy xương do loãng xương trong độ tuổi từ 40 – 90.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát triển mô hình đánh giá nguy cơ gãy xương do loãng xương trong độ tuổi từ 40 – 90.
Công cụ này được dựa trên mật độ khoáng của xương và yếu tố nguy cơ khác có liên quan, chẳng hạn như độ tuổi và giới tính.
Những phương pháp chẩn đoán loãng xương trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.