Chẩn đoán nguyên nhân khó nuốt nghẹn họng

Khó nuốt nghẹn họng là triệu chứng thường gặp và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về các nguyên nhân phổ biến của khó nuốt nghẹn họng, cùng thông tin về các phương pháp chẩn đoán tiêu biểu.

Bạn đang đọc: Chẩn đoán nguyên nhân khó nuốt nghẹn họng

1. Các bệnh lý có thể là nguyên nhân gây khó nuốt nghẹn họng

– Rối loạn chức năng nuốt: Do các bệnh lý về thần kinh hoặc cơ bắp ảnh hưởng đến các cơ quan tham gia vào quá trình nuốt như miệng, họng và thực quản. Một số rối loạn về cơ như co thắt tâm vị cũng có thể là nguyên nhân gây chứng khó nuốt nghẹn họng.

– Tắc nghẽn thực quản: Nguyên nhân có thể do khối u, sẹo hoặc dị vật trong thực quản cản trở sự di chuyển của thức ăn.

– Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): Axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây kích ứng và viêm niêm mạc, làm khó khăn trong quá trình nuốt.

– Viêm thực quản: Do nhiễm trùng, vi khuẩn hoặc dị ứng, gây viêm và sưng tấy niêm mạc thực quản.

– Hẹp thực quản: Do sẹo từ các tổn thương trước đó hoặc các bệnh lý như xơ cứng bì, teo thực quản.

– Ung thư thực quản: Khối u phát triển trong thực quản có thể gây cản trở sự di chuyển của thức ăn và dẫn đến khó nuốt.

– Rối loạn tâm lý: Lo lắng, căng thẳng hoặc trầm cảm có thể gây ra rối loạn chức năng nuốt mà không phải do tổn thương vật lý.

Chẩn đoán nguyên nhân khó nuốt nghẹn họng

Axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây kích ứng và viêm niêm mạc, làm khó khăn trong quá trình nuốt.

2. Các phương pháp chẩn đoán bệnh lý gây khó nuốt nghẹn họng

2.1. Các phương pháp thường dùng

– Bác sĩ có thể hỏi về các triệu chứng, thời gian xuất hiện, mức độ nghiêm trọng, các yếu tố nguy cơ và tiền sử bệnh lý của bạn.

– Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra cổ họng, thực quản và các hạch bạch huyết để tìm kiếm các dấu hiệu bất thường.

– Nội soi thực quản: Sử dụng một ống soi nhỏ có camera để quan sát bên trong thực quản, phát hiện các tổn thương như viêm, sẹo, hẹp hoặc khối u.

– Chụp X-quang thực quản: Chụp X-quang với thuốc cản quang để đánh giá cấu trúc và chức năng của thực quản.

– Chụp CT scan hoặc MRI: Cung cấp hình ảnh chi tiết về thực quản và các mô xung quanh để phát hiện các bất thường.

– Sinh thiết: Lấy mẫu mô từ thực quản để xét nghiệm dưới kính hiển vi, chẩn đoán ung thư hoặc các bệnh lý khác.

– Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM: Đây là phương pháp tiên tiến – tiêu chuẩn vàng giúp giúp phát hiện bệnh lý liên quan đến rối loạn nuốt.

– Đo pH trở kháng thực quản 24h giúp chẩn đoán GERD hiệu quả, từ đó giúp bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp với bệnh nhân nhằm đem hiệu quả cao nhất.

Tìm hiểu thêm: Bí quyết giúp giảm đau dạ dày nhanh

Chẩn đoán nguyên nhân khó nuốt nghẹn họng

Hình ảnh đo HRM

2.2. Đo HRM: Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán rối loạn vận động thực quản

Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (High Resolution Manometry – HRM) là một phương pháp tiên tiến giúp khảo sát nhu động và kiểm tra chức năng của thực quản.

Kỹ thuật này sử dụng một ống thông nhỏ và linh hoạt, đưa vào thực quản qua đường mũi hoặc miệng. Ống thông này được trang bị nhiều cảm biến áp suất, cho phép đo lường chi tiết áp lực và nhu động của thực quản trên toàn bộ chiều dài của nó. Quá trình thực hiện thường kéo dài từ 15 đến 30 phút, nhanh chóng và ít gây khó chịu cho người bệnh.

Ưu điểm của HRM

– HRM cung cấp dữ liệu chi tiết về áp lực và nhu động thực quản, giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí và mức độ nghiêm trọng của các bất thường.

– Phát hiện sớm các bệnh lý: Với độ nhạy cao, HRM có khả năng phát hiện sớm nhiều bệnh lý liên quan đến thực quản, bao gồm: Rối loạn nhu động thực quản, tắc nghẽn thực quản, trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), viêm thực quản,…

– Đánh giá hiệu quả điều trị: HRM còn hữu ích trong việc theo dõi tiến trình điều trị và đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp y tế.

Bằng cách cung cấp cái nhìn toàn diện và chính xác về chức năng thực quản, HRM không chỉ giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý mà còn hỗ trợ trong việc lập kế hoạch điều trị hiệu quả.

2.3. Đo pH trở kháng thực quản 24 giờ – Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán GERD

Đo pH thực quản 24 giờ là một phương pháp xét nghiệm giúp theo dõi lượng axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản trong suốt một ngày. Phương pháp này thường được sử dụng để chẩn đoán và giám sát bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng như các tình trạng khác ảnh hưởng đến thực quản.

– Cung cấp thông tin chi tiết về mức độ và thời gian trào ngược axit trong vòng 24 giờ.
– Giúp phân biệt GERD với các tình trạng khác có triệu chứng tương tự.
– Giúp theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị.

Đo pH thực quản là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán GERD, cho phép bác sĩ xác định nguyên nhân gây nuốt nghẹn do GERD và nhận biết tính chất của các cơn trào ngược. Điều này giúp cho việc điều trị nuốt nghẹn trở nên chính xác và hiệu quả hơn.

Chẩn đoán nguyên nhân khó nuốt nghẹn họng

>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc về viêm niêm mạc dạ dày

Đo pH trở kháng thực quản 24h tại Thu Cúc TCI

Thu Cúc TCI là một trong số rất ít bệnh viện tại miền Bắc hiện đang áp dụng hai kỹ thuật mới đo HRM và đo pH thực quản 24h vào chẩn đoán và theo dõi điều trị các bệnh lý liên quan đến rối loạn vận động thực quản, GERD,… Với chuyên môn và kỹ thuật cao, các bác sĩ tại TCI hiện đã chẩn đoán chính xác cho rất nhiều bệnh nhân với biểu hiện khó nuốt nghẹn họng. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, chuẩn xác và đem lại hiệu quả cao, được người bệnh ghi nhận.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *