Chẩn đoán, phân biệt bệnh viêm mũi xoang dị ứng

Viêm mũi xoang dị ứng thường khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống. Về lâu dài, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng tới sức khỏe. Chính vì thế, việc nhận diện đúng bệnh và thăm khám kịp thời, từ đó có giải pháp điều trị phù hợp là điều vô cùng quan trọng.

Bạn đang đọc: Chẩn đoán, phân biệt bệnh viêm mũi xoang dị ứng

1. Nhận diện và chẩn đoán viêm nhiễm, dị ứng mũi xoang

Viêm mũi xoang do dị ứng là bệnh lý viêm nhiễm ở vùng mũi xoang, do dị nguyên trong môi trường sống tiếp xúc, xâm nhập gây nên. Bệnh lý này có liên quan chặt chẽ đến vấn đề dị ứng của cơ thể cùng các triệu chứng điển hình như hắt hơi, ngứa, chảy mũi.

Mũi xoang bị viêm do dị ứng có thể theo mùa hoặc diễn ra quanh năm, tùy thuộc thể trạng mỗi người và đặc điểm địa lý, khí hậu nơi sinh sống. Các tác nhân gây bệnh có thể do phấn hoa, bào tử, bụi nhà, lông động vật, chất hóa học,… gây ra.

Việc xác định đúng nguyên nhân khiến mũi xoang bị viêm dị ứng là điều cơ bản và cần thiết nhằm đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và phòng tránh viêm nhiễm tái phát/kéo dài cho người bệnh. Do đó, khi có những dấu hiệu hoặc nghi ngờ bệnh, người bệnh nên đến các cơ sở tai mũi họng để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Chẩn đoán, phân biệt bệnh viêm mũi xoang dị ứng

Viêm mũi xoang do vấn đề dị ứng có liên quan đến thể dị ứng và cần được xem xét điều trị cẩn thận

1.1. Chẩn đoán thực thể viêm mũi xoang dị ứng

Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ khai thác tiền sử dị ứng của gia đình và của bản thân người bệnh, xem có những vấn đề như dị ứng thuốc, mề đay, hen phế quản,… không.

Khám lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán qua khai thác các triệu chứng cơ năng như:
– Ngứa mũi
– Sổ mũi
– Hắt hơi
– Tắc ngạt mũi
– Chảy dịch mũi trong

Soi thực thể, có thể thấy mũi người bệnh niêm mạc nhạt, cuốn mũi phù nề, xuất tiết.

1.2. Cận lâm sàng

– Test nội bì: Tiêm dung dịch dị nguyên (nồng độ 1/50.000) vào mặt trong cẳng tay. Sau đó, chúng ta chờ kết quả trong tầm 20 -30 phút.
– Test lẩy da: Nhỏ dung dịch dị nguyên (nồng độ 1/50.000) vào da trong cẳng tay kết hợp việc đặt kim 45 độ lẩy ngược lên, không làm chảy máu da và chờ kết quả trong khoảng hơn 20 phút.
– Test kích mũi: Nhỏ giọt dị nguyên vào niêm mạc hốc mũi và xem sự phản ứng của người bệnh.
– Các phản ứng in vitro nhằm xác định trực tiếp hoặc gián tiếp định lượng kháng thể dị ứng.

2. Phân biệt viêm mũi xoang do dị ứng với bệnh khác

Bệnh viêm mũi xoang do dị ứng và viêm mũi vận mạch do những triệu chứng khá tương đồng. Để phân biệt hai bệnh lý này, cần xem xét tần suất của các triệu chứng. Theo đó, viêm mũi vận mạch không hắt hơi, ngứa – chảy mũi ít hơn, thường xuyên ngạt mũi, cuốn mũi phù nề nhưng không tiết nhiều dịch. Khi làm cận lâm sàng, có thể thấy test lẩy da, test kích thích mũi, phản ứng phân hủy mastocyte âm tính.

Trên thực tế, nhiều người thường không chú ý đến bệnh lý này, mà thường coi đây là tình trạng viêm mũi thông thường hoặc là triệu chứng của bệnh lý hô hấp. Thêm vào đó, tình trạng không đi khám, tự ý cắt thuốc điều trị hoặc dùng thuốc tạm có trong nhà cũng là vấn nạn phổ biến mà hiện nay, rất nhiều người đang mắc phải.

Tìm hiểu thêm: Quy trình kỹ thuật lấy dị vật tai tại bệnh viện

Chẩn đoán, phân biệt bệnh viêm mũi xoang dị ứng

Thể mũi xoang bị viêm dị ứng và viêm mũi vận mạch có triệu chứng khá giống nhau

Các bác sĩ tai mũi họng cảnh báo: viêm mũi xoang do vấn đề dị ứng cần được chẩn đoán đúng cách, điều trị phù hợp với mỗi thể bệnh để tránh tình trạng bệnh biến chứng thành thể mạn tính. Biến chứng sẽ làm nặng nề thêm tình trạng viêm kết mạc, bệnh hen phế quản. Từ đó có thể làm hình thành polyp mũi xoang, viêm thanh phế quản. Thậm chí, người bệnh có thể mắc thêm các bệnh lý liên quan đến thị lực, não,… Do đó, khi nghi ngờ bệnh, cần sớm đến các cơ sở y tế thăm khám.

3. Điều trị đúng cách với bệnh viêm mũi xoang dị ứng

3.1. Tránh tiếp xúc với dị nguyên

Đây là nguyên tắc cần thiết trong điều trị viêm mũi xoang do dị ứng. Thông qua kết quả test, các bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân thể dị ứng và có những chỉ định cần thiết cho việc tránh dị nguyên. Các cách thường được nêu ra có thể là đổi thuốc, đổi chế độ ăn, vệ sinh môi trường sống, sử dụng khẩu trang, thậm chí là thay đổi môi trường sống trong thời điểm nhất định.

Với trẻ em, cha mẹ nên chủ động xem xét, cách ly trẻ với lông thú, giặt giũ chăn màn, kiểm tra lại công thức nấu ăn cho trẻ,… Thêm vào đó, cần để ý các phản ứng dị ứng của trẻ để tránh tiếp xúc dị nguyên cho trẻ hiệu quả.

3.2. Thuốc viêm mũi xoang dị ứng

– Phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu có thể dung thuốc tiêm dưới da hoặc nhỏ tại chỗ.
– Các thuốc điều trị theo phương pháp không đặc hiệu bao gồm: thuốc chống dị ứng, kháng histamin đường uống, các thuốc điều trị triệu triệu chứng, thuốc xịt mũi, rửa mũi, kháng viêm,… Lưu ý rằng: cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian bác sĩ đã chỉ định. Khi dùng các loại thuốc không kê đơn, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chẩn đoán, phân biệt bệnh viêm mũi xoang dị ứng

>>>>>Xem thêm: Viêm xoang mũi cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thực hiện uống thuốc chữa mũi xoang dị ứng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng

3.3. Cải thiện môi trường và lối sinh hoạt

Việc cải thiện môi trường và lối sinh hoạt là một phần quan trọng góp phần phòng ngừa dị nguyên. Người bệnh nên chú ý vệ sinh môi trường, cải thiện không gian sống. Bên cạnh đó, chú ý:
– Rèn luyện nâng cao sức khỏe
– Tránh chất kích thích
– Tránh các thức ăn cay nóng hoặc các thực phẩm tính hàn trong quá trình điều trị
– Tránh các thực phẩm dễ kích thích vùng cổ họng
– Nên ăn nhiều rau củ, nhất là các loại giàu vitamin C
– Bổ sung omega 3

Nhìn chung, viêm mũi xoang dị ứng là bệnh lý dễ tái phát, thậm chí là tái phát liên tục. Thăm khám và tuân thủ các nguyên tắc, chỉ định điều trị của bác sĩ là điều quan trọng. Điều này để giúp ngăn ngừa bệnh phát triển. Đồng thời, cần chú ý đến việc bảo vệ cơ thể trước dị nguyên, phòng tránh phù hợp. Đồng thời, chúng ta cần bồi bổ thể trạng để nâng cao đề kháng để tối ưu cho bản thân và gia đình mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *