Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Đa ký giấc ngủ là một phương pháp hiệu quả được áp dụng để chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa biết về phương pháp này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về hội chứng rối loạn giấc ngủ và chẩn đoán hội chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi bằng đa ký giấc ngủ. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Bạn đang đọc: Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

1. Hội chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Rối loạn giấc ngủ hiểu cơ bản là tình trạng rối loạn chu kỳ giấc ngủ hay rối loạn nhịp sinh học thức ngủ. Gồm ba dạng chính là: mất ngủ, rối loạn nhịp sinh học – thức ngủ, ngủ nhiều (chứng ngủ rũ). Trong đó, phổ biến nhất là mất ngủ và rối loạn nhịp sinh học thức –ngủ.

Hội chứng rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Sở dĩ chúng ta cần phải ngủ bởi giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng, được ví như “một liều thuốc” giúp cơ thể tự phục hồi sau một ngày làm việc. Khi bạn ngủ sâu và đủ giấc, các cơ quan sẽ có thời gian để nghỉ ngơi và nạp năng lượng để tiếp tục làm việc. Não bộ cũng có thời gian để đào thải các chất độc hại gây ức chế hệ thần kinh khi bạn ngủ và sau khi thức dậy tinh thần, cũng như cơ thể của bạn, sẽ nhanh chóng được hồi phục.

Tuy nhiên, do một số nguyên nhân cản trở quá trình ngủ của bạn, khiến cơ thể rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ như: mất ngủ, trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ, ngủ rũ (ngủ nhiều), ngủ hay giật mình tỉnh giấc và khó ngủ tiếp, ngủ hay mơ thấy ác mộng, mộng du (chuyển động khi đang ngủ hay còn gọi là chứng miên hành).

Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của người bệnh: khiến cơ thể mệt mỏi, dễ suy nhược, rối loạn tâm lý (hay cáu gắt, sợ hãi), trầm cảm, đột quỵ,…

Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Hội chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người cao tuổi, nhưng ngày nay đang có xu hướng trẻ hóa.

2. Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi bằng đa ký giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ cần được phát hiện sớm, có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.

Hiện nay, đa ký giấc ngủ được đánh giá là phương pháp hiệu quả giúp chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi và người trẻ.

Cùng tìm hiểu về phương pháp này ngay dưới đây:

2.1 Tìm hiểu phương pháp đa ký giấc ngủ – chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Là phương pháp đo đạc hoạt động của cơ thể khi ngủ, bằng cách: ghi lại điện não đồ, nhãn cầu đồ, điện cơ, điện tim, lưu lượng dòng khí qua mũi miệng, vận động cơ ngực – bụng, nồng độ oxy bão hòa trong máu, tiếng ngáy, cử động chân.

Nhờ đo đa ký giấc ngủ, bác sĩ sẽ phát hiện được: sự thay đổi của sóng não, nồng độ oxy trong máu, nhịp tim và nhịp thở, chuyển động của mắt và chân trong quá trình khảo sát để nhận diện các rối loạn xảy ra trong giấc ngủ (nếu có) như rối loạn hô hấp, ngưng thở khi ngủ, rối loạn nhịp tim, các bất thường về vận động và hành vi của người bệnh,…

Tìm hiểu thêm: Thuốc chữa đau thần kinh sau Zona bệnh thường chỉ xảy ra ở một bên rễ thần kinh tủy sống

Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Đo đa ký giấc ngủ là môt trong những phương pháp chẩn đoán rối loạn giấc ngủ. (hình ảnh minh họa)

2.2 Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi như thế nào?

Người bệnh sẽ được thực hiện tại phòng thăm dò riêng của bệnh viện, dành cho người đo đa ký giấc ngủ. Phòng bệnh được thiết kế gần gũi, sạch sẽ, cách âm, ánh sàng vừa phải để tạo cảm giác như phòng ngử ở nhà, giúp người bệnh thoải mái và dễ chịu.

Trước khi tiến hành đo đa ký giấc ngủ, người bệnh được tắm và gội đầu sạch sẽ, không sử dụng chất kích thích để quá trình đo đa ký giấc ngủ được diễn ra chính xác.

Sau khi người bệnh nằm trên giường, bác sĩ sẽ gắn các thiết bị phục vụ đo đa ký giấc ngủ và người bệnh sẽ bắt đầu đi ngủ. Người bệnh được nằm ở phòng riêng, bác sĩ sẽ sang phòng thiết bị máy được bố trí bên cạnh để khởi động và bắt đầu ghi lại các hoạt động của cơ thể khi ngủ. Quá trình đo đa ký giấc ngủ thường được tiến hành như một giấc ngủ hàng ngày của người bệnh tại nhà, kéo dài từ 21 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.

Sau đó bệnh nhân sẽ được tháo điện cực và các phụ kiện vào sáng hôm sau. Đối với bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng CPAP (đeo mý thở áp lực dương liên tục) trong suốt quá trình đo đa ký giấc ngủ.

Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh viêm thị thần kinh

Đo đa ký giấc ngủ sẽ phản ánh các rối loạn xảy ra trong giấc ngủ (nếu có) như rối loạn hô hấp, ngưng thở khi ngủ, rối loạn nhịp tim, bất thường về vận động và hành vi,… (ảnh minh họa)

2.3 Đo đa ký giấc ngủ khi nào?

Có thể bạn đang thắc mắc: khi nào thì nên đo đa ký giấc ngủ?

Câu trả lời là: đa ký giấc ngủ thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

– Rối loạn hô hấp khi ngủ

– Rối loạn vận động và hành vi khi ngủ

– Chứng ngủ nhiều ban ngày không do rối loạn hô hấp

– Mất ngủ và các rối loạn khác do thiếu ngủ

– Dùng để chẩn đoán phân biệt giữa: động kinh khu ngủ với rối loạn vận động – hành vi khi ngủ.

Kết quả đo đa ký giấc ngủ được xem là “chìa khóa” trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị các rối loạn giấc ngủ. Đặc biệt có ý nghĩa trong chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường hô hấp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *