Sỏi thận là một trong những bệnh lý khá quen thuộc với chúng ta. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, sỏi thận sẽ gây ra nhiều phiền toái ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Nguyên nhân sỏi thận là gì, chẩn đoán sỏi thận như thế nào, điều trị ra sao là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Bạn đang đọc: Chẩn đoán sỏi thận hưởng không nhỏ đến sức khỏe
Uống ít nước được xem là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận. Hãy uống ít nhất 2 lít nước một ngày
1. Uống ít nước – coi chừng sỏi thận
Sỏi thận được hình thành khi có sự tạo khối của các thành phần trong nước tiểu (axit uric và canxi).
Thông thường sỏi hình thành tại vị trí mà nước tiểu ứ đọng trước khi tới niệu đạo, tức là ở giữa quả thận. Sỏi với kích thước nhỏ có thể tự đào thải ra ngoài cơ thể theo đường tiểu. Tuy nhiên, nếu kích thước sỏi lớn thì chúng sẽ gây ra rắc rối lớn, bởi chúng làm căng niệu đạo trong quá trình di chuyển xuống bàng quang. Vì thế mà chúng gây nên những cơn đau quặn thắt kèm theo bí tiểu, tiểu rắt, mót tiểu…
Nguyên nhân gây nên sỏi thận có thể kể đến là:
_ Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được rằng uống quá ít nước sẽ dẫn tới nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận
_ Những trường hợp mắc bệnh gout, viêm ruột, viêm đường tiết niệu, dạ dày mạn tính… dễ bị sỏi thận
_ Chế độ ăn uống không khoa học. Dung nạp quá nhiều thức ăn có chứa oxalate (thành phần này chứa nhiều trong socola, nho, trà, rau bina, rau muống, dâu tây…)
_ Ăn kiêng quá mức gây ra thiếu chất đặc biệt là magie và vitamin B6, dư thừa hàm lượng vitamin D cũng là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận.
_ Mất cân bằng của vitamin và khoáng chất là nguyên nhân làm tăng lượng canxi oxalate trong nước tiểu. Khi hàm lượng này tăng cao, canxi oxalate sẽ không được phân hủy, tạo ra sự vón cục, gây nên sỏi thận.
Tìm hiểu thêm: Thông tin về bệnh sỏi niệu đạo tiền liệt tuyến
Siêu âm có thể phát hiện sỏi thận (ảnh minh họa)
2. Chẩn đoán sỏi thận bằng cách nào?
Chẩn đoán sỏi thận có thể dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng:
Lâm sàng
_ Với những người có tiền sử tiểu ra sỏi hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát nhiều lần
_ Xuất hiện những cơn đau dữ dội ở niệu quản đến phía gò mu, có thể đau vùng hông, lưng. Trong nhiều trường hợp có thể buồn nôn, nôn
_ Bí tiểu, tiểu buốt, rắt và có thể tiểu ra máu
_ Sốt cao
…
Cận lâm sàng
_ Phát hiện sỏi thận bằng phương pháp chẩn đoán hình ảnh: chụp UIV, siêu âm. Chẩn đoán sỏi thận bằng cách siêu âm là phương pháp phổ biến và được áp dụng nhiều
_ Xét nghiệm: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu…
>>>>>Xem thêm: Phòng viêm đường tiết niệu khi mang thai
Tập thể dục tốt cho sức khỏe và giúp phòng bệnh sỏi thận
3. Điều trị và phòng bệnh sỏi thận
Khi thấy bất thường và có triệu chứng của sỏi thận nên đi khám ngay ở các chuyên khoa. Thông qua việc thăm khám, bác sĩ sẽ xác định vị trí sỏi, kích thước sỏi (nếu có) và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả. Có thể điều trị nội khoa ở mức độ nhẹ. Một số trường hợp sỏi thận kích thước lớn,.. có thể phải tán, phẫu thuật nội soi…
Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là cần xây dựng một lối sống lành mạnh để phòng bệnh sỏi thận:
_ Uống nhiều nước (ít nhất là 2 lít nước một ngày)
_ Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ăn đầy đủ các nhóm dinh dưỡng
_ Không được ăn mặn
_ Luyện tập thể dục thể thao đều đặn và vừa sức
_ Khám sức khỏe định kì 1 năm từ 1 đến 2 lần.
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị sỏi thận trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.