Có thể chẩn đoán ung thư hạch thông qua những dấu hiệu ban đầu của bệnh tuy nhiên để có kết quả chính xác và hướng điều trị thì bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa.
Bạn đang đọc: Chẩn đoán ung thư hạch thông qua dấu hiệu sau
1. Khái niệm về bệnh ung thư hạch bạch huyết
Bệnh ung thư hạch bạch huyết là bệnh xuất hiện khi các tế bào bạch cầu lympho phân chia mất kiểm soát dẫn tới các cơ quan ở hệ thống của hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác trên cơ thể với u lympho không Hodgkin và u lympho Hodgkin. Đa số bệnh ung thư lympho không Hodgkin thường khó điều trị và tiên lượng kém so với loại còn lại.
Hiện nay, bệnh ung thư hạch bạch huyết có thể xảy ra đối với mọi đối tượng kể cả trẻ em, thanh thiếu niên hoặc người trưởng thành. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam thường cao hơn so với nữ và xảy ra đa số ở nam giới trung niên, nam giới lớn tuổi.
Loại bệnh ung thư này có thể hình thành bởi nhiều yếu tố trong đó có yếu tố môi trường, di truyền hoặc nhiễm trùng như:
– Tuổi tác: Bệnh có ghi nhận trường hợp trẻ em mắc phải
– Nhiễm khuẩn: Nếu nhiễm Helicobacter Pylori trong u lympho MALT, Borrelia burgdorferi, Chlamydia psittaci, Campylobacter jejuni, vi-rút viêm gan C…khiến mạn tính mô bạch huyết hoặc nhiễm virus Epstein-Barr làm tăng nguy cơ bệnh.
– Tình trạng suy giảm miễn dịch: Nếu bạn nhiễm HIV, ghép tạng, các rối loạn gây thiếu hụt miễn dịch di truyền sẽ tăng nguy cơ gây bệnh
Nhiễm bệnh HIV có thể làm tăng nguy cơ bệnh ung thư hạch
– Bệnh lý tự miễn: Người mắc viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột, hội chứng Sjögren…có thể mắc ung thư hạch
– Thuốc: Những loại thuốc ức chế hệ miễn dịch sau khi ghép tạng
– Phơi nhiễm do thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu…
– Yếu tố địa lý: Bệnh gặp phải ở nhiều nước Đông Nam Á hoặc Mỹ La-tinh.
Đôi khi, tình trạng ung thư hạch có thể xảy ra mà không bởi nguyên nhân cụ thể nào, bệnh ung thư tự phát trong cơ thể thường diễn biến âm thầm trong nhiều năm sau đó mới được phát hiện qua dấu hiệu bệnh hoặc thăm khám sàng lọc.
2. Cách để chẩn đoán bệnh ung thư hạch bạch huyết
2.1 Chẩn đoán bệnh ung thư hạch bạch huyết thông qua dấu hiệu nhận biết
Trong giai đoạn đầu, những dấu hiệu của bệnh có thể bao gồm:
– Có tình trạng nổi hạch sưng tấy, có thể sờ được ở bẹn, cổ, nách…
– Có những triệu chứng toàn thân như: sốt, sút cân, đổ mồ hôi, chán ăn, mệt mỏi…
– Cơ thể có tình trạng chảy máu hoặc xuất huyết
– Cơ thể nổi mẩn ngứa hoặc bị phát ban
Trong giai đoạn sau, bệnh có thể tăng dần về mức độ với các triệu chứng rõ ràng hơn như:
– Đau lưng, rối loạn tiểu tiện- đại tiện
Tìm hiểu thêm: Ung thư phổi giai đoạn 4 có chữa được không?
Có thể chẩn đoán bệnh ung thư hạch thông qua dấu hiệu rối loạn tiểu tiện kéo dài
– Triệu chứng thiếu máu như mệt mỏi, xanh xao, trống ngực, ù tai…
– Có thể gặp phải tình trạng hôn mê hoặc co giật
– Bị khó thở hoặc thở khò khè, thở gấp
– Đau ngực hoặc thấy huyết áp giảm nhanh chóng
– Cảm giác chèn ép các tĩnh mạch chủ trên
– Nôn ra máu, vàng da hoặc táo bón
– Suy tim, nhịp tim rối loạn, đi tiểu ra máu…
– Đau đầu hoặc thị lực kém, dáng đi không ổn định…
2.2 Chẩn đoán bệnh ung thư hạch bạch huyết thông qua thăm khám
Những phương pháp để chẩn đoán bệnh ung thư hạch có thể được chỉ định bao gồm:
– Khám bệnh lâm sàng: Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh và thông qua các triệu chứng như sốt, sút cân, đổ mồ hôi, khám toàn thân… để đánh giá tổng quát tình trạng của người bệnh.
– Sinh thiết hạch: Những hạch nghi ngờ ung thư sẽ được xét nghiệm giải phẫu bệnh
– Xét nghiệm máu: Kiểm tra số lượng tế bào hoặc đánh giá nồng độ LDH, chức năng gan – thận, xét nghiệm virus gan… để xác định tình trạng bệnh
– Có thể siêu âm tim đánh giá chức năng của hệ tim mạch hoặc chọc hút sinh thiết tủy nếu có chỉ định
– Chẩn đoán hình ảnh: Đánh giá tình trạng bệnh trước khi điều trị thông qua siêu âm, chụp cắt lớp, PET/CT…
Những chẩn đoán này sẽ được bác sĩ chỉ định qua thăm khám dấu hiệu lâm sàng bệnh và từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Xác định sớm bệnh là điều kiện để bác sĩ tiên lượng thời gian, đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất cho người bệnh.
3. Phương hướng chữa bệnh ung thư hạch bạch huyết
Lựa chọn được phương pháp điều trị bệnh sẽ dựa trên đánh giá nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, tính chất sinh học, vị trí hạch, tình trạng sức khỏe chung… Những phương pháp điều trị bệnh ung thư hạch bao gồm:
– Hoá trị: Liệu pháp trị bệnh cho toàn thân bằng cách hóa chất
– Xạ trị: Điều trị bằng cách sử dụng bức xạ ion hóa
– Liệu pháp điều trị sinh học hoặc miễn dịch
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bị sâu răng có tẩy trắng được không?
Điều trị miễn dịch là một trong số các cách điều trị ung thư hiệu quả
– Ghép tế bào gốc: Tiêu diệt tế bào ung thư với hóa trị liều cao cũng đồng thời phá hủy tế bào khỏe mạnh ở tủy xương sau đó ghép tế bào gốc vào tủy xương để tạo tế bào máu mới.
Bên cạnh đó để tránh hình thành và điều trị bệnh hiệu quả, bạn cần có những biện pháp phòng ngừa như:
– Kiểm soát cân nặng: Tránh để thừa cân, béo phì dẫn tới nguy cơ bệnh
– Hạn chế hoặc bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với hóa chất: Khi cần tiếp xúc với thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu thì cần trang bị bảo hộ lao động
– Tránh tiếp xúc với tia bức xạ: Tia bức xạ có thể thay đổi thành phần trong máu nên cần hạn chế tiếp xúc với chúng
– Thường xuyên tập thể dục: Duy trì các hoạt động thể chất giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ thống miễn dịch
– Chế độ dinh dưỡng khoa học: Cần bổ sung một số loại thực phẩm xanh như ngũ cốc, rau xanh, trái cây… và tránh xa chất kích thích, bia rượu. thuốc lá… Người bệnh cũng cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư hạch để có năng lượng thực hiện điều trị:
– Cung cấp chất dinh dưỡng gồm protein, tinh bột, lipid…
– Bổ sung thêm vitamin hoặc khoáng chất và thêm lượng canxi hoặc vitamin D để xương chắc khỏe
– Uống nhiều nước mỗi ngày
– Ăn thành nhiều bữa nhỏ.
Trên đây là các thông tin quan trọng cần biết về cách chẩn đoán ung thư hạch dành cho bệnh nhân đang nghi ngờ bệnh. Để có được kết quả chính xác nhất, bạn hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được phát hiện sớm và điều trị bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.