Chẩn đoán và điều trị hở van động mạch chủ

Hở van động mạch chủ là tình trạng van đóng không kín làm một phần lượng máu sau khi bơm vào động mạch chủ chảy ngược lại tâm thất trái. Bệnh được coi là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Vậy khi bị chẩn đoán van động mạch chủ bị hở, người bệnh sẽ được điều trị như thế nào và có cần phẫu thuật không?

Bạn đang đọc: Chẩn đoán và điều trị hở van động mạch chủ

1. Bệnh hở van động mạch chủ có triệu chứng gì?

Van động mạch chủ là van tim nằm giữa thất trái và động mạch chủ, cơ chế bắt buộc phải đóng lại để ngăn dòng máu từ động mạch chủ chảy trở ngược về thất trái trong thời kỳ tâm trương. Mục đích là để máu lưu thông đúng chiều từ tim tới các cơ quan trong cơ thể.

Khi hở van động mạch chủ, người bệnh có thể không thấy triệu chứng bất thường trong nhiều năm. Khi thấy cơ thể thay đổi và các triệu chứng dần xuất hiện cũng là lúc bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Theo các bác sĩ Tim mạch, những người mắc bệnh này có thể gặp một số triệu chứng như:

– Cơ thể mệt mỏi đặc biệt là khi gắng sức làm việc.

– Cảm thấy khó thở khi đi tập thể dục, khi nằm và khi gắng sức.

– Sưng ở mắt cá chân hoặc sưng ở bàn chân.

– Đau thắt ngực, căng tức ở ngực và thấy khó chịu hơn khi vận động.

– Cảm thấy chóng mặt hoặc thậm chí là ngất xỉu.

– Cảm giác loạn nhịp tim, nhịp đập không đều và thường xuyên đánh trống ngực.

Chẩn đoán và điều trị hở van động mạch chủ

Hình ảnh minh họa van động mạch chủ bị hở

2. Điều trị van động mạch chủ hở bằng những phương pháp gì?

2.1. Chẩn đoán tình trạng hở van động mạch chủ

– Siêu âm tim: mục đích khảo sát van và động mạch chủ lên, từ đó xác định được nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Siêu âm tim còn hỗ trợ phát hiện các bệnh lý van tim khác.

– Điện tâm đồ: dùng để phát hiện những bất thường của nhịp tim, mức độ giãn của buồng tim.

– X-quang ngực: mục đích quan sát bóng tim và cung động mạch chủ có giãn không. Bên cạnh đó còn đánh giá sung huyết phổi, tràn dịch màng phổi và các bệnh lý về phổi khác.

– Chụp MRI hoặc CT tim: phim chụp sẽ cho hình ảnh chi tiết về tim, bao gồm cả van và động mạch chủ. Phương pháp này có thể hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý về tim mạch khác.

– Kiểm tra gắng sức của tim.

Tìm hiểu thêm: Hiểu ngọn ngành về căn bệnh hẹp van tim

Chẩn đoán và điều trị hở van động mạch chủ

Có rất nhiều phương pháp hiện đại để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh

2.2. Phương pháp điều trị bệnh hở van động mạch chủ

Van động mạch chủ khi không được điều trị tích cực có thể gây ra một số biến chứng cho người bệnh như:

– Suy tim: do lượng máu từ động mạch chủ chảy ngược về thất trái trong thời kỳ tâm trương kéo dài, làm cho thất trái giãn dần ra. Tình trạng này xảy ra trong thời gian dài làm cho cơ tim không còn bù trừ được, dẫn đến hậu quả suy giảm co bóp và dẫn đến suy tim.

– Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: khi dòng máu dội ngược về thất trái với vận tốc lớn sẽ làm tổn thương lớp nội mạc tim, đây là nơi vi khuẩn dễ xâm nhập, gây nhiễm trùng hoặc áp xe.

– Rối loạn nhịp tim do tim to, suy tim.

– Tử vong là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh lý này. Bệnh nhân không được điều trị hoặc phẫu thuật sẽ dẫn đến bị suy tim và không thể hồi phục được.

Nếu trường hợp người bệnh không có triệu chứng hay chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ thì cần đi thăm khám thường xuyên để kiểm soát được tình trạng bệnh. Bệnh nhân cần thay đổi lối sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt và sử dụng một số loại thuốc để điều trị triệu chứng và giảm thiểu nguy cơ các biến chứng xảy ra.

Chẩn đoán và điều trị hở van động mạch chủ

>>>>>Xem thêm: Đặt lịch khám tim mạch ở Hà Nội uy tín chất lượng

Người bệnh nên chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là những thực phẩm tốt cho tim mạch

2.3. Khi nào thì bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật?

Tất cả các loại thuốc điều trị van động mạch chủ hở đều phải uống theo đơn của bác sĩ. Bệnh nhân không tự ý thay đổi liều lượng hay thay đổi loại thuốc vì sẽ làm giảm chức năng của tim và kéo theo các biến chứng nguy hiểm khác.

Khác với bệnh hẹp van động mạch chủ, nguy cơ đột tử của bệnh van động mạch chủ hở không cao. Tuy nhiên khi chức năng thất trái giảm, triệu chứng của bệnh xuất hiện rõ ràng thì nguy cơ tử vọng sẽ cao hơn rất nhiều. Khi có những triệu chứng sau đây, bệnh nhân sẽ có thể phải phẫu thuật:

– Tình trạng van động mạch chủ hở nặng hoặc hở van cấp tính

– Xuất hiện những cơn đau tức ngực dữ dội, khó thở và làm ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày.

– Bệnh nhân chưa có triệu chứng nhưng chức năng tâm thất trái giảm (EF75mm hoặc DS>55mm).

– Siêu âm cho thấy phân suất tống máu thất trái

3. Cách phòng ngừa bệnh van tim động mạch chủ hở

Để phòng ngừa van tim động mạch hở cùng với các bệnh lý tim mạch khác, cần thực hiện một chế độ sinh hoạt lành mạnh và thực đơn dinh dưỡng tốt cho tim mạch:

Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tốt cho sức khỏe tim mạch như ăn nhiều trái cây rau quả, thịt gia cầm, cá và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế các loại chất béo bão hòa, hạn chế đồ ăn nhiều muối và đường. Chế độ ăn uống lành mạnh giúp xây dựng sức khỏe tốt và tăng cường sức đề kháng nhưng quan trọng hơn là không gây gánh nặng cho hoạt động của tim.

– Duy trì cân nặng hợp lý vì béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh này.

– Tập luyện thể dục thể thao đều đặn theo lời khuyên của bác sĩ để lựa chọn môn luyện tập phù hợp với sức khỏe. Tránh tập quá sức và cường độ cao sẽ khiến tim bị áp lực.

– Nói không với chất kích thích như thuốc lá, tránh xa khói thuốc và đồ uống có cồn như rượu, bia.

– Tìm cách thư giãn để không bị căng thẳng, stress sau một ngày làm việc.

– Phụ nữ có ý định sinh đẻ nhưng hở van động mạch chủ cần đến gặp bác sĩ để tham vấn kế hoạch mang thai an toàn, trong thời gian bầu cần sử dụng thuốc gì và điều trị như thế nào. Cần thăm khám thường xuyên trong quá trình mang thai và sinh con. Một số trường hợp hở van tim nặng sẽ được khuyến cáo không nên mang thai để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *