Chấn thương khuỷu tay do chơi thể thao

Chấn thương khuỷu tay do chơi thể thao là một tình trạng rất phổ biến. Rất nhiều trường hợp gặp phải chấn thương này khi chơi các môn thể thao như tennis, golf… gây ảnh hưởng đến gân, cơ, dây chằng, xương khớp…

Bạn đang đọc: Chấn thương khuỷu tay do chơi thể thao

1. Nguyên nhân gây chấn thương ở khuỷu tay

1.1 Viêm gân là nguyên nhân thường gặp gây chấn thương khuỷu tay

Viêm gân thường bao gồm:

+ Viêm mỏm trên lồi cầu trong (hay còn gọi là hội chứng golf) do ảnh hưởng của các nhóm gân bên trong khuỷu tay. Trong trường hợp này, khuỷu tay đau có thể bị gây ra do các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần của bàn tay, ví dụ công việc cầm búa đóng mỗi ngày, cầm gậy chơi Golf…

+ Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (hay còn gọi là hội chứng tennis elbow – khuỷu tay quần vợt): Nguyên nhân của hội chứng này là do các gân cơ bám lồi cầu ngoài có thể bị tổn thương do vận động khuỷu tay quá mức hoặc động tác mạnh lặp đi lặp lại hàng ngày, như là cầm vặn ốc, lau chùi cửa , chơi tennis..gây ra viêm gân.

Tuy vậy, không phải chỉ những người chơi tennis mới bị chứng tennis elbow. Nhiều người bị chấn thương khuỷu tay dạng này do tham gia vào các hoạt động làm việc hay giải trí đòi hỏi sử dụng lặp đi lặp lại và mạnh mẽ của các cơ bắp cẳng tay như họa sĩ, thợ ống nước, thợ mộc, đặc biệt dễ bị chứng khuỷu tay quần vợt.

Chấn thương khuỷu tay do chơi thể thao

Rất nhiều trường hợp chấn thương gây đau khuỷu tay xảy ra khi chơi các môn thể thao như tennis, golf… gây ảnh hưởng đến gân, cơ, dây chằng, xương khớp…

1.2 Viêm khớp khuỷu

Nguyên nhân dẫn tới viêm khớp khuỷu thường là:

– Do bệnh gút, bệnh lý viêm thấp khớp…
– Do viêm túi hoạt dịch mỏm khuỷu
– Do chấn thương khuỷu như bong gân, giãn cơ, trật khớp, gãy xương…
– Do chèn ép thần kinh trong: Thoái hoá, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, chèn ép thần kinh quay, thần kinh trụ tại cánh tay và khuỷu tay

Ngoài ra có một số trường hợp không rõ nguyên nhân, xuất hiện đau âm ỉ kéo dài.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa trị giãn dây chằng bả vai NHANH KHỎI nhất

Chấn thương khuỷu tay do chơi thể thao

Hội chứng khuỷu tay quần vợt là một trong những nguyên nhân gây chấn thương khuỷu tay

2. Triệu chứng đau khuỷu tay

Đau do viêm gân: Đau dọc bên trong khuỷu tay, đặc biệt là có liên quan đến vận động của cổ tay. Đau nơi điểm bám của gân cơ tại bên trong khuỷu, cảm giác căng cơ, vận động khuỷu tay vẫn bình thường. Chụp X-quang không thấy bất thường. Trừ khi bị viêm mãn tính sẽ thấy chồi xương.

Đau do hội chứng khuỷu tay quần vợt: Các biểu hiện của hội chứng khuỷu tay quần vợt phát triển dần dần. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau bắt đầu là nhẹ và từ từ trở nên xấu hơn trong vài tuần hoặc vài tháng. Thường không có chấn thương cụ thể liên kết với sự bắt đầu của triệu chứng.

Các dấu hiệu của hội chứng khuỷu tay quần vợt thường gặp bao gồm: Đau hoặc rát phần ngoài của khuỷu tay, sức cầm nắm bị yếu. Các triệu chứng này thường nặng hơn khi thực hiện các hoạt động gắn liền với cánh tay và cẳng tay như: Vắt khăn, cầm búa, bắt tay, cầm ca nước…

3. Cách điều trị đau khuỷu tay

Điều trị chấn thương khuỷu tay là vô cùng quan trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm hơn dẫn đến hạn chế vận động hoặc tàn phế.

Việc chọn phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào:

– Vị trí đau;
– Nguyên nhân gây đau;
– Mức độ nghiêm trọng của các cơn đau;
– Khả năng hoạt động của khuỷu tay;
– Các bệnh lý nền mà bạn đang mắc phải;
– Tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng thể, việc làm và thể thao của bạn.

3.1 Viêm gân do hội chứng golf

Thường được cải thiện nhiều với việc nghỉ ngơi khuỷu, chườm đá, thuốc kháng viêm giảm đau Non steroids. Trong trường hợp viêm nặng có thể tiêm tại chỗ viêm Cortisone. Ngoài ra, cũng có thể dùng băng thun quấn quanh vùng dưới khớp khuỷu để làm việc đỡ đau và tránh tổn thương tái phát. Cạnh đó có thể tiếp tục chườm đá chỗ khuỷu viêm đau để ngăn chặn quá trình viêm tái phát trong quá trình làm việc. Tập luyện kéo giãn cơ bằng duỗi thẳng khuỷu, kéo bàn tay gập mặt lưng.

3.2 Điều trị đau khuỷu tay do hội chứng tennis elbow

Với hội chứng này, khoảng 80% đến 95% bệnh nhân thành công với điều trị không phẫu thuật. Đầu tiên cần để cho cánh tay nghỉ ngơi hợp lý, ngừng hoặc giảm tham gia vào các hoạt động thể thao hoặc làm việc nặng trong vài tuần.

Thuốc kháng viêm không steroid làm giảm đau và sưng. Nếu tình trạng đau trầm trọng hoặc kéo dài thuốc uống không hiệu quả, bác sĩ có thể tiêm kháng viêm tại chỗ Cortisone. Ngoài ra, nên tập bài tập kéo giãn cơ bằng cách duỗi thẳng khuỷu tay, kéo bàn tay gập mặt lòng. Giữ như vậy vài giây, sau đó thả lỏng. Làm lặp đi lặp lại như vậy khoảng 10-20 lần. Tập 3 lần/ngày.

Chườm đá chỗ khuỷu tay đau 3 lần/ngày, mỗi lần 15-20 phút (nếu mới bị đau). Trường hợp đau mãn tính, chườm nóng trước khi tập luyện, sau tập chườm đá để giảm sưng đau.

3.3 Các phương pháp điều trị chấn thương khuỷu tay khác

Bên cạnh đó còn các cách điều tri như: Vật lý trị liệusiêu âm, massage đá, hoặc các kỹ thuật cơ kích thích để cải thiện cơ bắp chữa bệnh. Sóng siêu âm trị liệu làm giảm viêm và kích thích sự lành nhanh của gân tổn thương. Có thể dùng băng thun hoặc nẹp thun khuỷu tay trong khi làm việc hay chơi thể thao.– Nếu mọi phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả bác sĩ sẽ phẫu thuật.Chấn thương khuỷu tay do chơi thể thao

>>>>>Xem thêm: Đau khớp khuỷu tay: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

Thăm khám sớm với các chuyên gia cơ xương khớp giúp giải quyết kịp thời các chấn thương gây đau khuỷu tay

Khi bị chấn thương khuỷu tay do chơi thể thao, bạn cần đến các cơ sở uy tín sớm để được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Nhờ đó, tình trạng đau khuỷu tay sớm được cải thiện.  Nên chọn những cơ sở có hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán chính xác,

4. Biện pháp phòng bệnh

Để phòng tránh đau khuỷu tay khi chơi thể thao, mọi người cần lưu ý:

– Cẩn thận khi chơi thể thao, không quá gắng sức.
– Chú ý tránh các động tác quá khó so với khả năng.
– Có thể dùng đệm lót, đai bảo vệ đeo vào vùng khuỷu tay khi chơi thể thao.

Đến bệnh viện kiểm tra ngay nếu bị ngã, va đập mạnh vùng khuỷu gây đau đớn, dù chưa có biểu hiện quá nặng nề.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *