Chảy máu trực tràng hay còn gọi là xuất huyết trực tràng. Đây là bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa rất nguy hiểm nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời. Dưới đây là những nguyên nhân gây chảy máu trực tràng và cách điều trị bệnh hiệu quả.
Bạn đang đọc: Chảy máu trực tràng – nguyên nhân gây bệnh
1. Chảy máu trực tràng là gì?
Chảy máu trực tràng có liên quan đến việc đại tiện có máu được chảy ra từ hậu môn. Máu thường lẫn với phân hoặc các cục máu đông.
Chảy máu trực tràng được chia thành nhiều mức độ:
- Mức độ nhẹ: Máu chảy ra ít, người bệnh có thể điều trị tại nhà.
Chảy máu trực tràng là bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa
- Mức độ trung bình hoặc nặng: Bệnh nhân bị mất máu lượng vừa phải và liên tục, máu có thể đỏ tươi hoặc đỏ thẫm. Việc mất máu trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh chóng mặt, mất thăng bằng, ngất xỉu, tụt huyết áp. Mất máu nặng cũng gây ra tình trạng shock. Trường hợp này cần phải nhập viện khẩn cấp và truyền máu.
2. Nguyên nhân gây chảy máu trực tràng
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu trực tràng:
- Viêm loét trực tràng mạn tính: Viêm loét trực tràng là bệnh phát triển trong trực tràng. Vết loét lâu ngày không được điều trị triệt để sẽ gây ra hiện tượng chảy máu trực tràng. Ngoài chảy máu, viêm loét trực tràng mạn tính còn gây ra triệu chứng đau bụng, chán ăn, mệt mỏi…
- Polyp trực tràng: Polyp trực tràng hầu hết phát triển ở những người lớn tuổi. Polyp thường là lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, đôi khi polyp có thể chảy máu và polyp biến thành ung thư.
Tìm hiểu thêm: 6 điều về u bì buồng trứng chị em nhất định phải biết
Chảy máu trực tràng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như viêm loét trực trạng mạn tính, polyp hoặc ung thư trực tràng
- Ung thư trực tràng: Đây cũng là nguyên nhân gây chảy máu trực tràng. Ung thư trực tràng là bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không phát hiện và điều trị sớm. Ung thư trực tràng ngoài chảy máu còn khiến người bệnh gặp phải các biểu hiện khác như rối loạn tiêu hóa, giảm cân không rõ nguyên nhân, đau…
Chảy máu trực tràng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vì thế khi thấy xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu, người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.
3. Điều trị chảy máu trực tràng
Tùy thuộc vào mức độ chảy máu trực tràng và nguyên nhân gây bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Cho tới nay, chưa có thuốc điều trị khỏi tình trạng chảy máu trực tràng, việc dùng thuốc cần kết hợp với phương pháp điều trị khác như phẫu thuật để cải thiện sớm bệnh.
>>>>>Xem thêm: Ung thư giai đoạn cuối có chữa được không?
Bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ vùng trực tràng bị bệnh. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp nặng gây nhiễm độc, nguy cơ thủng trực tràng hoặc khi bệnh không đáp ứng khi điều trị bằng thuốc.
Song song với việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thực hiện các chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa, tránh stress, không dùng các chất kích thích, uống đủ nước và khám sức khỏe định kỳ.
Khi có triệu chứng chảy máu trực tràng, người bệnh cần đi khám bệnh sớm và điều trị kịp thời khi tổn thương chưa lan rộng; theo dõi định kì để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy xa.