Chế độ ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương tại niêm mạc dạ dày gây nhiều ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của người bệnh. Do đó, cần có một chế độ ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày thật hợp lý để giúp bệnh mau lành hơn và giảm các triệu chứng, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Bạn đang đọc: Chế độ ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày

1. Chế độ ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày

1.1 Thực phẩm nên ăn dành cho người viêm loét dạ dày

Nên bổ sung các thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ làm lành các vết loét hoặc giúp giảm tiết acid cũng như các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bị viêm loét dạ dày – tá tràng có thể tham khảo:

– Sữa, trứng có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày.

– Những thực phẩm như sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát giúp trung hòa axit, giảm đau dạ dày hiệu quả.

– Thịt, cá nạc là những thực phẩm giàu đạm nên chế biến luộc, hấp thì sẽ dễ hấp thu hơn.

– Thực phẩm chứa tinh bột như cơm nát, cơm nếp nát, bánh mì, các loại khoai, cháo giúp hạn chế sự co bóp và tăng tiết dịch vị của dạ dày. Giúp quá trình phục hồi viêm hiệu quả hơn

– Hỗn hợp nghệ và mật ong: đây là bài thuốc đông y điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày rất hiệu quả. Nghệ giúp chống viêm, giảm tiết và ngăn chặn acid dịch vị. Bên cạnh đó, mật ong giúp điều hòa nồng độ acid tại dạ dày, tránh tình trạng dạ dày bị kích ứng.

– Thực phẩm giàu vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie: có nhiều trong ngũ cốc, rau xanh. Nên tăng cường trong khẩu phần ăn để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, các khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém.

– Trà xanh và trái cây tươi, rau quả: Nước dừa, nước ép táo,… là các loại nước trái cây giúp ích trong việc ngừa viêm. Các loại rau như bông cải xanh, súp lơ trắng, đậu bắp được giúp ức chế sự phát triển của H.p và giảm viêm dạ dày, ngăn hình thành vết loét.

Chế độ ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày

Thịt, cá nạc là những thực phẩm giàu đạm nên chế biến luộc, hấp thì sẽ dễ hấp thu hơn.

 

 1.2 Thực phẩm nên tránh khi viêm loét dạ dày

Khi bị viêm loét dạ dày, bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì người bệnh cũng cần tránh một số loại thực phẩm không có lợi như sau:

– Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày như: các chất kích thích: Rượu bia, cà phê, trà đặc; các gia vị cay nóng như tiêu, ớt,…Thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ tẩm nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn chứa chất bảo quản, các loại thức ăn cứng như xương, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, đầu cá…

– Thực phẩm gây tăng acid dạ dày: Trái cây chua (cam, chanh, quýt, cóc, xoài, khế…); thực phẩm chua (dấm, mẻ);

– Thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng như: Dưa cà muối, dưa, hành muối,… Và các loại nước ngọt, nước trái cây có gas.…

Tìm hiểu thêm: Đỡ đau dạ dày nhờ lựa chọn thực phẩm đúng cách

Chế độ ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày

Viêm lóa dạ dày nên kiêng các thực phẩm gây tăng acid dạ dày: Trái cây chua

2. Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh viêm loét dạ dày

Chế độ ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày cần phải hợp lý để giúp giảm tiết axit tại dạ dày. Và giảm tác dụng của axit đã có sẵn, giúp bệnh phát triển chậm hơn và nhanh hồi phục hơn.

2.1. Đảm bảo chất dinh dưỡng:

Người bệnh viêm loét dạ dày thường bị thiếu dinh dưỡng do tiêu hoá hấp thu kém, không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, nhất là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Do đó trong khẩu phần ăn hằng ngày cần cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm. Đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: axit folic, vitamin A, D, K, canxi, sắt, kẽm, magie.

2.2. Ăn chậm nhai kỹ:

Ăn chậm nhai kĩ giúp tăng sự bài tiết của nước bọt, có tác dụng làm giảm và bão hoà axit trong dạ dày.

2.3. Ăn uống điều độ:

Ăn đúng giờ đúng bữa, không ăn quá khuya. Nên trước lúc ngủ ít nhất 4 giờ. Không nhịn đói quá lâu hoặc ăn quá no mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ để tránh làm dạ dày căng, kích thích tiết nhiều axit. Việc ăn nhiều bữa sẽ giúp cho trong dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa axit.

2.4. Nấu thức ăn chín và kỹ:

Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm được nấu chín, thái nhỏ, nghiền nát, nấu mềm… Để làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị và giúp vận chuyển thức ăn qua dạ dày thuận tiện hơn.

Chế độ ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày

>>>>>Xem thêm: Viêm đại tràng có chữa khỏi được không?

Thức ăn nấu chín kĩ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị và giúp vận chuyển thức ăn qua dạ dày thuận tiện hơn

2.5. Nồng độ thức ăn phù hợp:

Thức ăn đặc và quá khô khiến các men tiêu hóa không thấm vào thức ăn để tiêu hóa hết được. Ngược lại ăn thức ăn quá lỏng thì men tiêu hóa bị pha loãng và sự tiêu hóa sẽ kém đi. Do đó cần ăn thức ăn vừa phải, không nên uống nước trong khi ăn hoặc ăn canh lẫn cơm. Không vận động mạnh sau khi ăn.

2.6. Nhiệt độ thức ăn vừa phải:

Nên ăn thức ăn ngay sau khi nấu xong để thức ăn còn nóng, tốt nhất là 40-50 độ C. Bởi ở nhiệt độ này thức ăn được tiêu hóa dễ hơn, dễ hấp thu và không gây kích thích. Ngược lại thức ăn nguội lạnh làm co bóp mạnh cơ dạ dày. Thức ăn nóng quá làm cho niêm mạc dạ dày xung huyết và co bóp mạnh hơn.

2.7. Các loại thực phẩm nên ăn:

Một số loại thực phẩm giúp giảm những cơn đau dạ dày và trung hòa axit mà người bệnh nên ăn. Đó là chuối, táo, thực phẩm từ gạo, bánh mì, cà rốt, sữa chua, sữa, trứng, tôm, cá, thịt nạc.

Chế độ ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày rất quan trọng. Bởi nó góp phần không nhỏ tới quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó người bệnh nên kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh kết hợp với sự chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh đạt hiệu quả hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *