Chế độ ăn cho trẻ bị cảm lạnh: Nên và không nên

Cảm lạnh là một bệnh lý viêm đường hô hấp khó chịu. Để nhanh chóng đẩy lùi bệnh lý khó chịu này, tuân thủ một chế độ ăn chuẩn mực là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bố mẹ chế độ ăn cho trẻ bị cảm lạnh với những khuyến cáo nên và không nên thực hiện, đọc ngay bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Chế độ ăn cho trẻ bị cảm lạnh: Nên và không nên

1. Cảm lạnh: 4 thông tin quan trọng

1.1. Virus là nguyên nhân phát sinh cảm lạnh

Cảm lạnh – một bệnh lý viêm đường hô hấp, có nguyên nhân phát sinh là virus. Có nhiều virus có thể gây cảm lạnh, tuy nhiên, Rhinovirus vẫn là virus gây cảm lạnh phổ biến nhất.

Chế độ ăn cho trẻ bị cảm lạnh: Nên và không nên

Rhinovirus là virus gây cảm lạnh phổ biến nhất.

Cảm lạnh không thể lây từ người sang người nếu thiếu giọt bắn đường hô hấp (dịch mũi, dịch họng) chứa virus gây cảm lạnh. Thông qua giọt bắn đường hô hấp, có hai phương thức để virus phát tán và gây cảm lạnh là: Trực tiếp và gián tiếp. Trong đó:

– Phương thức trực tiếp: Giọt bắn đường hô hấp chứa virus trực tiếp dính vào mắt, mũi, miệng trẻ; tạo điều kiện để virus xâm nhập cơ thể và làm trẻ bị cảm lạnh.

– Phương thức gián tiếp: Giọt bắn đường hô hấp chứa virus dính vào đồ đạc sinh hoạt. Trẻ tiếp xúc với những đồ đạc đó rồi vô tình sờ/chạm tay lên mắt, mũi, miệng; tạo điều kiện cho điều tương tự như trên phát sinh.

Cảm lạnh thường xuất hiện vào hai mùa – thu và đông. Do không khí hanh khô của hai mùa này có thể làm niêm mạc đường hô hấp trẻ suy giảm khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng. Cũng do niêm mạc đường hô hấp có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng không cao, trẻ có hệ miễn dịch yếu dễ bị cảm lạnh hơn những trẻ còn lại.

1.2. Chảy mũi, nghẹt mũi là triệu chứng đáng chú ý nhất của cảm lạnh

Sau từ một vài giờ đến một vài ngày nhiễm virus, trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng cảm lạnh. Triệu chứng cảm lạnh tương đối gióng triệu chứng các bệnh viêm đường hô hấp khác như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,… Cụ thể, chúng là: Chảy mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng, sốt nhẹ hoặc không sốt, đau cơ – xương – khớp, nôn hoặc tiêu chảy, mệt mỏi,…

Vì giống triệu chứng các bệnh viêm đường hô hấp khác, bố mẹ khó lòng mà sử dụng chúng để phỏng đoán chính xác sự tồn tại của cảm lạnh ở trẻ.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách

Chế độ ăn cho trẻ bị cảm lạnh: Nên và không nên

Triệu chứng đáng chú ý nhất của cảm lạnh là chảy mũi, nghẹt mũi.

1.3. Cảm lạnh ít biến chứng

Cảm lạnh không thường biến chứng. Nếu có, chúng cũng chỉ có thể biến chứng đến: Viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi. Cảm lạnh ở một số trẻ có thể phát triển thành viêm màng não; tuy nhiên, trường hợp đó rất ít.

Mặc dù không nguy hiểm nhưng cũng như cảm lạnh, những biến chứng trên luôn đi kèm các triệu chứng vô cùng khó chịu, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của trẻ. Chính vì vậy, khi cảm lạnh xuất hiện, hãy chăm sóc trẻ cẩn thận để cảm lạnh không biến chứng và nhanh biến mất.

1.4. Điều trị cảm lạnh chỉ là điều trị hỗ trợ

Vì phát sinh do virus, cảm lạnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều đó đồng nghĩa với việc, điều trị cảm lạnh chỉ là điều trị hỗ trợ, bao gồm các nội dung chính là: Hạn chế triệu chứng và hỗ trợ cơ thể trẻ chiến đấu – chiến thắng virus gây cảm lạnh. Theo đó, bằng việc tuân thủ các khuyến cáo sau, bố mẹ có thể giúp trẻ an toàn vượt qua khoảng thời gian bị cảm lạnh một cách nhanh chóng:

– Hạn chế triệu chứng cảm lạnh: Bố mẹ có thể cho trẻ uống uống Paracetamol hoặc Ibuprofen để hạn chế triệu chứng sốt, đau cơ – xương – khớp (để hạn chế hai triệu chứng này, bố mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống Aspirin, bởi Aspirin có thể gây hội chứng Reye cực kỳ nguy hiểm, nếu trẻ chưa đủ 12 tuổi). Để hạn chế triệu chứng chảy mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng, bố mẹ có thể cho trẻ nhỏ mũi, súc họng hoặc xông hơi nước muối sinh lý 0,9%. Để tiến hành các biện pháp hạn chế triệu chứng hiệu quả, bố mẹ phải tham khảo ý kiến của chuyên gia để được chuyên gia hướng dẫn chi tiết.

– Hỗ trợ cơ thể trẻ chiến đấu – chiến thắng virus gây cảm lạnh: Chủ yếu là bố mẹ phải cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, uống đầy đủ nước (uống đầy đủ nước giúp cơ thể trẻ duy trì được tỷ lệ chất lỏng cần thiết, làm loãng dịch nhầy, hạn chế triệu chứng nghẹt mũi), ăn đầy đủ dinh dưỡng.

– Thăm khám và điều trị với chuyên gia: Nếu cảm lạnh không thuyên giảm hoặc có xu hướng trầm trọng hơn, trẻ phải được thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín với chuyên gia.

2. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị cảm lạnh: 4 nên và 2 không nên

Dưới đây là khuyến cáo của chuyên gia về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ bị cảm lạnh, bố mẹ hãy ghi nhớ và tuân thủ.

2.1. 4 nên trong chế độ ăn cho trẻ bị cảm lạnh

– Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng – chất đạm, chất béo, tinh bột, Vitamin và khoáng chất. Trong đó, cho trẻ ăn nhiều trái cây giàu vitamin C, như cam, chanh, kiwi, dứa, dâu tây,… để tăng cường hệ miễn dịch.

– Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa, như súp, cháo,…

– Cho trẻ ăn thức ăn nguội, không nóng không lạnh, để tránh làm gia tăng các triệu chứng đau họng.

– Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ít bữa lớn một ngày: Điều này giúp cung cấp năng lượng liên tục, hạn chế áp lực cho dạ dày.

Chế độ ăn cho trẻ bị cảm lạnh: Nên và không nên

>>>>>Xem thêm: Mách cha mẹ cách trị viêm tai giữa cho bé an toàn, hiệu quả

Cho trẻ ăn nhiều trái cây giàu vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch.

2.2. 2 không nên trong chế độ ăn cho trẻ bị cảm lạnh

– Không cho trẻ ăn thức ăn gây kích thích, như thức ăn cay, thức ăn mặn.

– Không cho trẻ ăn đồ ngọt và thức ăn chế biến sẵn: Đường và thức ăn chế biến sẵn có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, làm gia tăng nhiễm trùng.

Phía trên là 4 nên và 2 không nên trong bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị cảm lạnh. Theo đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng; thức ăn trẻ ăn nên dễ tiêu hóa, nguội; trẻ nên ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ít bữa lớn một ngày. Và bố mẹ không nên cho trẻ ăn thức ăn gây kích thích cũng như thức ăn ngọt, thức ăn chế biến sẵn.

Nếu còn băn khoăn về cảm lạnh, liên hệ Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *