Người Việt có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch do ăn nhiều muối. Dưới đây là chế độ ăn muối cần lưu ý phòng bệnh tim mạch hiệu quả.
Bạn đang đọc: Chế độ ăn muối cần lưu ý phòng bệnh tim mạch
1. Người Việt có nguy cơ mắc bệnh tim mạch do ăn nhiều muối
Tổ chức Y thế Thế giới khuyến cáo ăn nhiều muối làm tăng huyết áp, nguy cơ chính cho các bệnh tim mạch, trong đó có đột quỵ. Nguyên nhân là do ăn mặn sẽ gây khát nước. Khi nước vào cơ thể sẽ đi vào máu làm tăng thể tích tuần hoàn, tăng áp lực trong máu dẫn đến tăng huyết áp. Việc sử dụng quá nhiều muối còn gây giữ nước với bệnh nhân suy tim, thận nhiễm mỡ…
Người Việt có nguy cơ mắc bệnh tim mạch do ăn nhiều muối
Theo thống kê năm 2015 của Hội tim mạch học Việt Nam, trên 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) tại 8 tỉnh thành trên toàn quốc cho thấy 47,3% người trưởng thành bị tăng huyết áp. Trong khi tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, chiếm ít nhất 45% các ca tử vong do bệnh tim mạch và 51% các ca tử vong do đột quỵ. Ở Việt Nam, số người tử vong do các bệnh lý nhồi máu cơ tim hàng năm là 100.000 – 150.000 người, trong đó nguyên nhân chủ yếu do tăng huyết áp.
2. Không ăn mặn nhưng lượng muối trong cơ thể vẫn cao, do đâu?
Nhiều người cho biết họ không ăn mặn nhưng không biết tại sao lượng muối trong cơ thể vẫn cao vẫn là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng lượng muối trong cơ thể cao có thể do:
– Không uống nhiều nước trong và sau bữa ăn nhiều mắm muối để mượn nước pha loãng độ mặn.
Tìm hiểu thêm: Đau tức ngực – Cảnh báo nguy cơ bệnh tim mạch cho tim
Ăn nhiều đồ hộp khiến lượng muối trong cơ thể cao hơn mức cho phép
– Không nhai thật kỹ, không ăn thật chậm để tận dụng vị mặn của lượng muối núp kín trong thức ăn thay vì vội vã nêm muối vì nghe hơi lạt ở đầu lưỡi.
– Sử dụng đồ hộp và thức ăn nhanh quá nhiều. Lượng muối trong đồ hộp, trong thức ăn nhanh (fast food) bao giờ cũng cao hơn trong thực phẩm tươi sống.
– Thói quen ăn uống quá đơn điệu theo kiểu chỉ cho toàn cơm trắng thịt kho tiêu nên muối ăn tuy ít thành nhiều do thiếu vai trò của thực phẩm “xanh”.
– Không được hướng dẫn cách ức chế hoạt tính giữ nước của natri trong muối ăn bằng cách tận dụng tính tương tranh của khoáng tố kalium trong rau quả tươi, như chuối, đào, khoai tây, nho khô, đậu nành, rau dền…
3. Chế độ ăn muối cần lưu ý với người bệnh tim mạch
Giảm ăn muối 5 g một ngày sẽ giảm 23% nguy cơ tử vong do đột quỵ và khoảng 17% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân cao huyết áp chỉ nên dùng 2-4 g muối mỗi ngày. Người trưởng thành nên sử dụng dưới 5 g muối mỗi ngày, trẻ em dưới 5 tuổi nên sử dụng ít hơn 3 g muối mỗi ngày, trẻ em 6-11 tuổi chỉ nên ăn dưới 4 g.
>>>>>Xem thêm: Top 6 dấu hiệu của bệnh tim mạch vành bạn không thể bỏ qua
Chế độ ăn muối tốt cho sức khỏe
Ngoài ra, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn, uống đủ nước mỗi ngày.
Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để ngăn ngừa biến chứng tim mạch ảnh hưởng đến sức khỏe.