L Khi cắt bỏ lá lách, các cơ quan còn lại sẽ đảm nhận các nhiệm vụ của nó vì vậy phần lớn người bệnh vẫn sống một cuộc sống bình thường tuy nhiên người bệnh vẫn cần lưu ý 1 số vấn đề để đảm bảo sức khỏe trong đó có chế độ ăn. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bệnh nhân duy trì sức khỏe tổng thể, hãy cùng tham khảo chế độ ăn uống cho người cắt bỏ lá lách trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Chế độ ăn uống cho người cắt bỏ lá lách, những điều cần
1. Chế độ ăn uống cho người cắt bỏ lá lách sau phẫu thuật
Cho dù là phẫu thuật mở hay áp dụng các phương pháp phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, trong thời gian đầu người bệnh vẫn phải ăn uống qua dịch truyền tĩnh mạch. Nói chung trong một vài ngày, chức năng cơ thể cơ bản sẽ phục hồi, người bệnh có thể trở về nhà và tiếp tục một chế độ ăn uống bình thường. Nhiều trường hợp bị táo bón sau phẫu thuật vì vậy có thể sẽ phải bổ sung thêm lượng chất xơ để hạn chế tình trạng này. Người bệnh cũng nên bổ sung thức ăn giàu chất xơ bao gồm các loại trái cây tươi và rau quả, ngũ cốc.
2. Chế độ ăn uống về lâu dài cho người cắt bỏ lá lách
Tìm hiểu thêm: Không ăn sáng đau dạ dày có nguy hiểm không?
Cùng với việc xây dựng chế độ ăn hợp lý sau phẫu thuật, cũng cần xây dựng chế độ ăn uống cho người cắt bỏ lá lách sau khi hồi phục. Thực tế không có một chế độ ăn uống nhất định cho người không có lá lách nhưng có một số lưu ý nhất định để cải thiện hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Theo khuyến cáo của Cleveland Clinic, để tăng cường hệ miễn dịch nên cắt giảm các loại thịt đỏ, sản phẩm sữa có nhiều chất béo và chất béo đồng thời ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Các loại rau xanh như bông cải xanh và rau bina rất giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ oxy hóa trong máu và bảo vệ cơ thể trước bệnh tật. Các loại cá béo như cá hồi, cá béo rất giàu axit béo omega – 3 có đặc tính chống viêm cũng rất tốt cho người cắt bỏ lá lách.
3. Một số lưu ý
>>>>>Xem thêm: Bệnh dạ dày có nguy hiểm không?
Ngoài những lưu ý về chế độ ăn uống cho người cắt bỏ lá lách, người bệnh cũng cần theo dõi các dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng và biến chứng, đặc biệt là trong giai đoạn ngay phẫu thuật. Trường hợp người bệnh không thể ăn uống gì cả hoặc ăn nhưng bị nôn mửa ngay sau đó, nên thông báo ngay cho bác sĩ điều trị. Nếu bị sốt, xuất huyết, ho dai dẳng hoặc bị sưng, có mủ xung quanh khu vực mổ, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Ngoài ra nếu có ý định sử dụng vitamin tổng hợp hoặc các chất bổ sung, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.