Sốt xuất huyết đang vào giai đoạn cao điểm của nước ta trong thời gian gần đây bởi thời thiết nắng mưa thất thường, là nỗi lo ngại của nhiều người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vậy, mẹ bầu sốt xuất huyết nên ăn gì để chóng khỏi bệnh? Tham khảo ngay bài viết này!
Bạn đang đọc: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị sốt xuất huyết
1. Bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ đang mang thai
Sốt xuất huyết trong thai kỳ là một bệnh do virus Dengue gây ra. Virus này được truyền từ người sang người qua muỗi vằn cắn. Phụ nữ mang thai là nhóm rất dễ bị mắc sốt xuất huyết do hệ miễn dịch bị suy giảm trong thời gian mang thai.
Cơn sốt sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng từ cơ thể của mẹ. Nếu không được bổ sung đầy đủ, bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai nhi trong bụng mẹ. Vì vậy, việc ăn uống khi mẹ bầu bị sốt xuất huyết là một điều đáng lo ngại.
Sốt xuất huyết trong thai kỳ là một bệnh do virus Dengue gây ra
Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh sốt xuất huyết trong thai kỳ có thể trở nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, bao gồm:
– Giảm tiểu cầu
– Sinh non
– Sảy thai
– Xuất huyết
– Tiền sản giật
– Lây bệnh từ mẹ sang con
Việc chăm sóc mẹ bầu bị sốt xuất huyết trong thai kỳ, quan trọng nhất là đảm bảo chế độ ăn uống. Chế độ ăn của mẹ bầu cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng như sắt, canxi, DHA, vitamin, acid folic… đóng vai trò quan trọng đối với cả sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
2. Mẹ bầu sốt xuất huyết nên ăn gì?
2.1. Thức ăn lỏng
Trong trường hợp mẹ bầu mắc bệnh sốt xuất huyết, thường sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Việc không đủ dinh dưỡng sẽ làm tăng thêm sự mệt mỏi và làm yếu cơ thể. Vì vậy, người thân nên chuẩn bị cho mẹ bữa ăn dạng lỏng như cháo hoặc súp để dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn. Một lựa chọn tốt là kết hợp cháo thịt với các loại rau củ để đáp ứng các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ trong thời gian này.
Tìm hiểu thêm: Top 4 loại nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Mẹ bầu sốt xuất huyết nên ăn gì để mau khỏi bệnh
Có thể nấu cháo với thêm một số vị thuốc như táo đỏ hoặc hoàng kỳ. Cháo tía tô, cháo gà, cháo đậu xanh và nhiều loại cháo khác cũng có tác dụng giải cảm và hạ sốt. Người thân có thể tìm hiểu cách nấu cháo phù hợp để thay đổi thực đơn hàng ngày và giúp mẹ bầu không cảm thấy chán ăn.
2.2. Các loại rau củ quả
Rau củ và hoa quả cũng rất quan trọng trong việc cung cấp chất xơ và vitamin cho cơ thể mẹ bầu. Rau cải, rau cải bó xôi, súp lơ, rau mồng tơi và nhiều loại rau khác đều có thể được chế biến thành món xào hoặc luộc để thêm dinh dưỡng trong bữa ăn của mẹ bầu.
Ngoài ra, nước ép từ rau củ và quả cũng là một lựa chọn tốt để giúp mẹ giảm nhiệt đồng thời cung cấp vitamin. Nước ép từ cà rốt, dưa leo, rau má và nhiều loại hoa quả khác như nho, táo, đu đủ, chuối, dâu tây cũng có thể được sử dụng để làm sinh tố và thay đổi khẩu vị cho mẹ bầu.
Việc cung cấp đủ dinh dưỡng từ rau củ và quả sẽ giúp mẹ bầu giảm đau và tăng sức đề kháng để đối phó với bệnh sốt xuất huyết.
2.3. Ăn bù đạm, vitamin
Để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và giúp mẹ bầu hồi phục nhanh chóng sau khi bị sốt xuất huyết, cần tăng cường ăn các thực phẩm giàu đạm và vitamin. Cá, thịt và các loại thực phẩm giàu vitamin A như: khoai lang, cà chua, dưa hấu nên được bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mẹ bầu.
2.4. Bù nước
Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng, mẹ bầu cũng cần chú ý bù nước để đối phó với tình trạng mất nước do sốt cao. Việc uống đủ nước sẽ giúp cơ thể mẹ bầu cân bằng lại lượng nước. Mẹ bầu có thể uống sữa và nước dừa để bổ sung nước cho cơ thể.
3. Mẹ bầu bị sốt xuất huyết nên kiêng ăn gì?
Khi mẹ bầu bị sốt xuất huyết, cần hạn chế việc tiêu thụ những loại thực phẩm sau:
– Thức ăn nhiều dầu mỡ: Các món chiên xào và thực phẩm có nhiều dầu mỡ có thể gây khó tiêu và đầy bụng. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh ăn những loại thực phẩm này trong thời gian bị sốt.
– Đồ ăn cay nóng: Đồ ăn có vị cay nóng hoặc gia vị như gừng, ớt, mù tạt có thể tạo ra nhiệt trong cơ thể. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của mẹ bầu, vì vậy nên hạn chế ăn những loại này.
– Nước ngọt và mật ong: Việc tiêu thụ đường có thể ảnh hưởng đến quá trình kháng khuẩn trong cơ thể. Do đó, mẹ bầu nên tránh ăn các loại đồ ăn chứa nhiều đường trong thời gian bị bệnh.
– Trà đặc: Trà đặc có thể kích thích hệ thần kinh và làm tăng huyết áp, dẫn đến tăng thêm nhiệt độ cơ thể. Uống quá nhiều trà cũng có thể làm giảm tác dụng của thuốc hạ sốt. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng trà khi bị ốm.
4. Một số lưu ý chăm sóc mẹ bầu bị sốt xuất huyết
– Trong thai kỳ, phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu hơn, dẫn đến khả năng bị nhiễm trùng và bệnh tật cao hơn. Vì vậy, trong giai đoạn cao điểm của sốt xuất huyết, mẹ bầu và người thân nên tránh đi du lịch đến những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao.
– Nếu mẹ bầu tiếp xúc với người mắc sốt xuất huyết hoặc có dấu hiệu bệnh, cần được chăm sóc y tế đúng cách. Đặc biệt, những mẹ bầu gần đến ngày dự sinh hoặc sau khi sinh, vì đây là nhóm có nguy cơ cao nhất và cần được theo dõi chặt chẽ.
>>>>>Xem thêm: Các mẹ có biết khám thai ở đâu tốt nhất Hà Nội?
Bác sĩ dặn mẹ một số lưu ý về sốt xuất huyết trong thai kỳ
– Phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh sốt xuất huyết cần bổ sung nước, hạ sốt một cách hợp lý, nghỉ ngơi và bồi bổ, đồng thời được theo dõi liên tục và cẩn trọng bởi các bác sĩ.
– Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị sốt xuất huyết cần tăng lượng chất lỏng, kèm theo các loại muối thiết yếu có vai trò quan trọng trong cơ thể. Mẹ bầu có thể uống nước dừa, nước oresol, nước trái cây và ăn thực phẩm nấu với nước uống sạch, ít nhất 3 lít mỗi ngày. Dinh dưỡng cũng giúp duy trì cân bằng lượng chất lỏng trong phôi thai để chăm sóc cho em bé.
– Các triệu chứng sốt xuất huyết trong thai kỳ không khác so với người bình thường, tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của tình trạng này có thể tăng lên ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần được nhân viên y tế chăm sóc và theo dõi liên tục. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, việc sử dụng thuốc hạ sốt hay thuốc điều trị phải tuân theo liều lượng chính xác theo chỉ định của bác sĩ.
Như vậy, bài viết vừa chưa sẻ đến các bạn thông tin mẹ bầu sốt xuất huyết nên ăn gì. Nếu mẹ còn bất cứ thắc mắc nào hãy để lại thông tin bên dưới để được Thu Cúc TCI hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.