Viêm loét hành tá tràng có tỷ lệ người nhiễm bệnh khá cao, chỉ đứng sau viêm loét dạ dày. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết và hiểu rõ về bệnh lý này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả.
Bạn đang đọc: Chế độ dinh dưỡng khi bị viêm loét hành tá tràng
1. Khái niệm
Hành tá tràng là đoạn nằm ở vị trí đầu của tá tràng. Đây là bộ phận thường xuyên chịu tác động của acid dạ dày. Những enzym tiêu hóa mạnh từ tuyến tụy được đổ vào ruột non ngay tại hàng tá tràng. Đây là bộ phận rất dễ bị tổn thương và xảy ra viêm loét hành tá tràng.
2. Dấu hiệu khi bị viêm loét hành tá tràng
Khi hành tá tràng bị viêm loét sẽ xuất hiện các triệu chứng gần tương tự giống viêm tá tràng. Chúng ta cần chú ý tới những thay đổi bất thường của cơ thể để phát hiện bệnh sớm.
2.1. Đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn
Triệu chứng này xuất hiện do dạ dày tiết nhiều acid dẫn tới trào ngược dịch dạ dày lên thực quản gây buồn nôn. Viêm loét hàng tá tràng còn khiến việc tiêu hóa thức ăn bị ngưng trệ kết hợp với lượng acid lớn trong dạ dày gây ra đầy hơi, khó tiêu.
2.2. Đau nhói, nóng rát phần thượng vị – biểu hiện viêm loét hành tá tràng
Dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với đau bụng thông thường vì vậy bạn cần hết sức lưu ý. Cơn đau sẽ xuất hiện từng đợt âm ỉ ở vùng thượng vị phía bên phải. Phần thượng vị sẽ đau và nóng rát hơn nếu bệnh nhân ăn các thực phẩm khó tiêu, gây kích thích vào vết viêm loét.
2.3. Mất ngủ thường xuyên
Bệnh nhân sẽ thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc do các cơn đau gây ra. Cơn đau sẽ thường xuất hiện vào ban đêm có thể kéo dài vài phút tới cả tiếng đồng hồ.
2.4. Rối loạn chức năng tiêu hóa – biểu hiện viêm loét hành tá tràng
Hệ tiêu hóa gặp vấn đề sẽ gây ra hiện tượng táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng của người bệnh. Vì vậy đa số bệnh nhân sẽ trở nên xanh xao, sụt cân nghiêm trọng.
2.5. Xuất huyết tiêu hóa
Khi các ổ loét ăn sâu vào hành tá tràng có thể gây chảy máu. Biểu hiện dễ nhận biết nhất khi xuất huyết hệ tiêu hóa là bệnh nhân nôn và đi ngoài có lẫn máu.
3. Nguyên nhân nào gây viêm hành tá tràng?
Nguyên nhân chính và phổ biến nhất gây viêm loét hành tá tràng là do vi khuẩn HP. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua con đường ăn uống và sinh sống tại dạ dày. Chúng tiết ra các độc tố khiến các bộ phận trong hệ tiêu hóa bị viêm loét, trong đó có hành tá tràng.
Một số nguyên nhân khác:
– Bệnh nhân là người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm
– Tình trạng trào ngược dịch mật: Dịch mật chảy từ tá tràng vào dạ dày
– Ruột non bị tổn thương
– Căng thẳng gặp chấn thương hoặc phẫu thuật
– Ăn phải các chất ăn da, chất độc
– Do ảnh hưởng của thuốc lá và rượu bia
– Ảnh hưởng sau khi hóa trị, xạ trị ung thư
4. Cách điều trị bệnh hiệu quả
Viêm loét hành tá tràng nếu được phát hiện và điều trị càng sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao. Ngược lại nếu người bệnh chủ quan không điều trị dứt điểm sẽ khiến bệnh tiến triển nặng gây khó khăn trong việc điều trị.
– Việc đầu tiên cần thực hiện là ngưng sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
– Sử dụng phác đồ tiêu diệt vi khuẩn HP. Hiện nay do vấn vi khuẩn kháng thuốc lan rộng nên phác đồ điều trị sẽ là sự kết hợp của 4 loại thuốc.
Bên cạnh đó bệnh nhân cũng sẽ được sử dụng thêm một số loại thuốc hỗ trợ điều trị khác như
– Thuốc ức chế bài tiết acid clohydric, pepsin hoặc thuốc làm trung hòa acid clohydric được tiết vào tá tràng
– Thuốc bảo vệ niêm mạc, kích thích sản sinh ra chất nhầy bảo vệ niêm mạc hoặc tái tạo niêm mạc.
Tìm hiểu thêm: Cắt trĩ xong bao lâu thì khỏi? Cắt trĩ xong nên ăn gì?
5. Khi bị viêm loét hành tá tràng nên ăn gì?
Các bệnh về tiêu hóa thường cần có chế độ ăn uống phù hợp. Một số loại thức ăn sẽ giúp hỗ trợ và cải thiện tình trạng bệnh. Ngược lại một số loại sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới tá tràng vì vậy bạn cần hết sức lưu ý.
5.1 Những thực phẩm nên bổ sung
– Trứng, sữa có tác dụng làm đệm trung hòa acid trong dạ dày. Sữa nên được hâm nóng trước khi sử dụng. Trứng cần được chế biến dưới dạng hấp hoặc nấu chín cùng cháo. Tuy nhiên để tránh thừa chất mỗi lần chỉ nên ăn 1-2 quả và ăn 2-3 lần mỗi tuần.
– Ăn các thực phẩm chứa đạm dễ tiêu: Cá nạc, thịt lợn
– Rau xanh, trái cây tươi: Nên chọn các loại rau củ non, đặc biệt ưu tiên các loại rau thuộc họ nhà cải vì chúng chứa nhiều vitamin giúp nhanh chóng làm lành vết thương
– Các loại tinh bột có ít mùi vị và dễ tiêu hóa: Cơm, bánh mì, khoai,…
– Các loại dầu thực vật chiết xuất từ các loại hạt: Dầu vừng, dầu hạt cải, dầu đậu nành,…
5.2 Những thức ăn, đồ uống nên tránh khi bị viêm loét hành tá tràng
– Các loại đồ ăn chế biến sẵn: Xúc xích, dăm bông, lạp sườn,…
– Các loại thức ăn cứng, dai như gân, sụn.
– Các loại rau quá nhiều chất xơ: Rau cần, rau già, quả xanh,…
– Hoa quả có vị chua: Chanh, xoài, cóc,…
– Gia vị có vị cay nóng: Dấm, ớt, hạt tiêu
– Các loại đồ muối: Dưa, cà, hành muối
– Tránh xa đồ uống có gas, nước chè, cafe đậm đặc
– Ngưng sử dụng thuốc lá, bia rượu vì trong chúng có chứa nhiều độc tố không có lợi cho tá tràng nói riêng và cơ thể nói chung.
Lưu ý: Các loại thực phẩm nên được chế biến dưới dạng luộc, hấp, kho nhừ để giữ được chất dinh dưỡng và dễ hấp thụ. Người bệnh cũng nên ăn ngay thức ăn sau khi nấu xong, không ăn thực phẩm đã để quá lâu.
6. Biện pháp phòng chống viêm loét hành tá tràng
Phòng bệnh luôn luôn tốt hơn việc có bệnh mới chữa. Vì vậy mọi người cần ghi nhớ một số biện pháp dưới đây để giữ cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh
– Không uống nhiều hơn 2 ly các loại đồ uống có cồn mỗi ngày
– Hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau. Nếu bắt buộc phải sử dụng bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn loại thuốc ít gây tác dụng phụ cho dạ dày tá tràng
– Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cùng xà phòng để hạn chế nguy cơ nhiễm vi khuẩn
– Chỉ ăn các thực phẩm đã được nấu chín hoàn toàn
– Duy trì lối sống khoa học và lành mạnh: Ăn ngủ đúng giờ, không bỏ bữa, thức quá khuya.
– Chia nhỏ bữa ăn để dạ dày tá tràng không phải hoạt động quá sức
– Luôn giữ tinh thần sảng khoái, vui vẻ, tránh xa căng thẳng
>>>>>Xem thêm: Cách hạn chế trào ngược dạ dày tại nhà
Viêm loét hành tá tràng sẽ không còn là nỗi lo sợ của bệnh nhân nếu được điều trị sớm và đúng cách. Sau khi khỏi bệnh bạn cũng nên thực hiện các biện pháp phòng tránh để bệnh không còn có cơ hội tái nhiễm.