Các chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo, chế độ dinh dưỡng tốt cho người cao huyết áp cần hạn chế rượu bia, hạn chế muối, ăn ít thịt, tăng cường bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, rau quả chứa kali. Cùng tìm hiểu cụ thể nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh cao huyết áp và các loại thực phẩm nên ăn, nên kiêng qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Chế độ dinh dưỡng tốt cho người cao huyết áp
1. Mối quan hệ giữa dinh dưỡng và bệnh cao huyết áp
Chế độ ăn uống không hợp lý như ăn quá mặn, ăn quá nhiều chất béo, thường xuyên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, hút thuốc lá… là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng của bệnh tăng huyết áp hiện nay. Vì vậy, thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học. quan tâm đến chế độ ăn uống giữ vai trò quan trọng đặc biệt với người cao huyết áp.
Dinh dưỡng thiếu lành mạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp. Do vậy, người bị cao huyết áp cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng.
2. Nguyên tắc và chế độ dinh dưỡng tốt cho người cao huyết áp
2.1 Nguyên tắc dinh dưỡng tốt cho người cao huyết áp
Để giữ cho huyết áp ổn định và trở về mức mục tiêu, người bệnh cao huyết áp cần chú ý những nguyên tắc “vàng” trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày như:
– Giảm muối: Đây là yêu cầu tiên quyết đối với việc điều trị tăng huyết áp bởi việc ăn mặn sẽ làm tăng tích nước, tăng áp lực cho tim mạch và gây tăng huyết áp. Các chuyên gia sức khỏe cho biết người cao huyết áp chỉ nên sử dụng nhiều nhất 6g muối mỗi ngày.
– Hạn chế uống rượu: Bởi đây là tác nhân gây tăng huyết áp đột ngột và làm trầm trọng hơn tình trạng tăng huyết áp.
– Tăng cường bổ sung thực phẩm từ thực vật như bơ, rau củ quả tươi. Đặc biệt, người cao huyết áp cần thay bơ động vật bằng sử dụng bơ thực vật.
– Chế biến thức ăn phù hợp, hạn chế thực phẩm xào, rán nhiều dầu mỡ, tốt nhất nên chế biến thức ăn bằng phương thức luộc, hấp hoặc nướng.
– Ưu tiên các đồ ăn ít chất béo, ưu tiên nhóm ngũ cốc nguyên vỏ lụa, người bị huyết áp cao cần tận dụng các loại ngũ cốc toàn phần để đảm bảo tinh bột cho cơ thể.
– Hạn chế thịt đỏ như thịt bò, lợn, thịt cừu, thay thế thịt bằng cá
– Tăng cường ăn rau quả, đặc biệt là các loại thực phẩm chứa kali
Tìm hiểu thêm: Hở van động mạch chủ: Cách chẩn đoán và điều trị
Bổ sung rau củ quả như cà chua, bông cải xanh, các loại quả có múi, quả mọng sẽ có ích việc cải thiện huyết áp cũng như bảo vệ tim mạch.
2.2 Các loại thực phẩm chứa nguồn dinh dưỡng tốt cho người cao huyết áp
– Các loại trái cây có múi
Các loại trái cây có múi như chanh, cam và bưởi chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật nên có tác dụng hạ đường huyết rất hiệu quả, do đó có tác động tốt đến quá trình điều trị huyết áp.
Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy uống nước chanh hàng ngày kết hợp với luyện tập thể dục có thể làm giảm đáng kể huyết áp tâm trương. Nguyên nhân được các nhà khoa học chỉ ra là do trong quả chanh có hàm lượng lớn axit citric và flavonoid.
– Các loại cá béo
Các loại cá béo có chứa hàm lượng omega – 3 dồi dào rất có lợi cho sức khỏe của tim mạch, nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của những người huyết áp cao. Loại chất béo này giúp hạ huyết áp bằng cách giảm viêm, giảm co thắt mạch máu.
Các nghiên cứu cho thấy những người có nồng độ chất béo omega – 3 trong máu cao thì cả huyết áp tâm thu và tâm trương đều thấp hơn đáng kể so với những người mà trong cơ thể có ít chất béo này.
– Quả mọng
Các loại quả mọng như quả việt quất, dâu tây, mâm xôi… rất giàu oxit nitric. Đây là một loại khí giúp giãn các mạch máu, thúc đẩy lưu thông máu, do đó có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp.
Đặc biệt việt quất và dâu tây có chứa các hợp chất chống oxy hóa anthocyanin. Nghiên cứu lớn trên 34.000 người bệnh tăng huyết áp cho thấy những người có lượng anthocyanin cao nhất giảm đến 8% nguy cơ huyết áp cao so với những người có hàm lượng chất này thấp.
– Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa nhiều thành phần giúp hạ huyết áp như canxi, kali, magiê, và vitamin C. Vì vậy đây là thực phẩm rất cần được bổ sung cho các bệnh nhân bị tăng huyết áp.
– Sữa chua
Ăn sữa chua có thể giúp giảm nguy cơ cao huyết áp ở phụ nữ. Những phụ nữ 18 – 30 tuổi tiêu thụ từ 5 khẩu phần sữa chua trở lên mỗi tuần sẽ giảm được 20% nguy cơ tăng huyết áp ở tuổi trung niên so với những phụ nữ hiếm khi ăn sữa chua.
– Cà chua
Cà chua giúp cải thiện huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như tử vong do bệnh tim mạch. Bởi cà chua là loại quả giàu kali và sắc tố carotenoid lycopene – một dạng sắc tố hữu cơ rất có lợi cho tim mạch.
– Cần tây
Cần tây là một loại rau khá quen thuộc, được chứng minh có tác dụng giảm huyết áp do chứa các hợp chất phthalide giúp giãn các mạch máu hiệu quả. Bạn có thể uống nước ép cần tây hoặc dùng cần tây để chế biến các món ăn đều có lợi cho việc cải thiện huyết áp.
– Các loại đậu
Đậu lăng, đậu gà, đậu hà lan… là nguồn dinh dưỡng dồi dào, cung cấp chất xơ và protein cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng các loại đậu như đậu lăng có tác dụng rất tốt trong việc giảm huyết áp. Một đánh giá dựa tổng hợp từ 8 nghiên cứu trên 554 người đã chỉ ra rằng nguy cơ tăng huyết áp giảm đáng kể khi sử dụng các loại đậu thường xuyên.
– Hạt dẻ
Hạt dẻ không chỉ có mùi vị thơm ngon mà còn rất nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt hạt dẻ cười chứa lượng lớn chất béo lành mạnh, chất xơ, protein, chất chống oxy hóa, vitamin B6 và vitamin B1. Đây đều là những chất hỗ trợ giảm cân cũng như tăng cường sức khỏe tim mạch.
>>>>>Xem thêm: Xơ cứng động mạch vành – bệnh tim mạch phổ biến và nguy hiểm
Thay thế thịt bằng cá trong các bữa ăn hàng ngày là lựa chọn tốt cho người cao huyết áp, giúp cải thiện huyết áp nhanh chóng.
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm có lợi cho việc cải thiện huyết áp, người bệnh cao huyết áp cần hạn chế các thực phẩm nhiều muối như các loại dưa, cà muối, các thực phẩm đóng hộp; da, nội tạng các loại động vật;… và tập luyện thể dục mỗi ngày. Việc lựa chọn bài tập phù hợp cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời cần duy trì việc uống thuốc hạ áp và tuân thủ tuyệt đối chỉ định để kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Trên đây là chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân cao huyết áp đã được các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo. Trước khi sử dụng các loại thực phẩm, người bệnh cần thăm khám, chẩn đoán để xác định tình trạng bệnh và nhờ bác sĩ chuyên khoa Tim mạch, dinh dưỡng tư vấn chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.