Chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Theo pháp luật hiện hành, khi lao động nam đang đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) có vợ sinh con cũng được hưởng chế độ thai sản. Vậy điều kiện và quyền lợi để nam giới được hưởng chế độ thai sản là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.Chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Bạn đang đọc: Chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Điều kiện hưởng chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Căn cứ theo Luật BHXH – Luật số 58/2014/QH13 và Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định người lao động nam được hưởng chế độ thai sản trong trường hợp sau: Đó là người lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con. Như vậy, khi vợ sinh con thì chỉ cần đang tham gia BHXH thì lao động nam sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Lao động nam đang đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) có vợ sinh con cũng được hưởng chế độ thai sản

Ngoài ra, trong trường hợp chỉ có bố tham gia BHXH, mẹ không tham gia BHXH, để hưởng trợ cấp 1 lần theo điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người bố phải đáp ứng thêm điều kiện là đóng BHXH đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Đây là những điều khoản linh hoạt để giúp lao động nam có thể được hưởng chế độ thai sản.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho nam

Theo Điều 34, Luật Bảo Hiểm Xã Hội số 58/2014/QH13, thời gian hưởng chế độ khi sinh con đối với lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con như sau:

  • Nghỉ 05 ngày làm việc nếu vợ sinh thường 1 con
  • Nghỉ 07 ngày làm việc nếu vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi
  • Nghỉ 10 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi, thêm 3 ngày nghỉ/mỗi con nếu sinh ba trở lên
  • Nghỉ 14 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi trở lên và phải phẫu thuật.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Lao động nam đang đóng BHXH sẽ được nghỉ 05 ngày làm việc nếu vợ sinh thường 1 con

Ngoài thời gian nghỉ chế độ thai sản như đã nêu ở trên, nếu gặp một số trường hợp như dưới đây, chế độ thai sản của chồng sẽ có thay đổi. Cụ thể như sau:

  • Chồng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian còn lại của người vợ trong trường hợp cả hai vợ chồng đều tham gia BHXH, nhưng người vợ chết sau khi sinh con.
  • Chồng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi với trường hợp vợ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện về thời gian đóng mà chết.
  • Chồng tham gia BHXH mà không nghỉ việc khi vợ chết sau sinh, ngoài tiền lương chồng sẽ hưởng chế độ thai sản cộng thời gian còn lại của người vợ.
  • Chồng tham gia BHXH mà vợ chết hoặc gặp rủi ro sau khi sinh, không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh thì chồng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Để hưởng chế độ thai sản 1 lần đối với lao động nam đang đóng BHXH, cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

 – Giấy khai sinh có họ tên cha; hoặc Giấy chứng sinh + Sổ hộ khẩu; hoặc trích lục khai sinh.

– Trường hợp con chết: Nếu chưa được cấp giấy chứng sinh, hồ sơ để nhận chế độ thai sản 1 lần cần có giấy chứng tử; hoặc trích lục khai tử của con; hoặc trích sao; tóm tắt hồ sơ bệnh án; giấy ra viện của mẹ.

– Với trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi, hoặc sinh con phải phẫu thuật (nếu có) để hưởng chế độ cần có giấy xác nhận của cơ sở y tế.

Chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Pháp luật hiện hành rất linh hoạt để giúp lao động nam có thể được hưởng chế độ thai sản

Thời hạn nộp hồ sơ

Theo đó lao động nam trong vòng 45 ngày, kể từ ngày đi làm trở lại phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động) phải nộp cho cơ quan bảo hiểm.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản sẽ không được giải quyết nếu như trong vòng 55 ngày kể từ ngày lao động nam đi làm việc trở lại không nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH.

Mức hưởng

Theo định tại Điều 39 – Luật Bảo Hiểm Xã Hội số 58/2014/QH13, tiền thai sản của chồng được tính theo công thức sau:

Mức hưởng = Mbq6t : 24 x Số ngày được nghỉ

(Mbq6t là bình quân mức lương đóng BHXH 6 tháng trước khi vợ sinh của lao động nam. Trường hợp chưa đủ 06 tháng thì Mbq6t là mức bình quân tiền lương của các tháng đã đóng BHXH).

Ví dụ cụ thể: Lương bình quân đóng bảo hiểm 6 tháng của lao động nam trước khi vợ sinh là: 6.000.000 và được nghỉ 5 ngày vì vợ sinh thường 1 con.

Như vậy, mức hưởng của lao động nam sẽ như sau: Mbq6t = (6 x6.000.000đ)/6 tháng = 6.000.000đ

Mức hưởng cho 5 ngày  = 6.000.000/ 24 x 5 = 1.250.000 đồng

Tìm hiểu thêm: Khi nào nên thực hiện siêu âm tầm soát dị tật thai nhi?

Chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Khi vợ sinh con thì chỉ cần đang tham gia BHXH thì lao động nam sẽ được hưởng chế độ thai sản

Lao động nam được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ không tham gia BHXH

Với trường hợp vợ không tham gia BHXH khi sinh con, căn cứ Điều 38 Luật BHXH số 58/2014/QH13 của Quốc Hội quy định: Người bố sẽ được trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con”.

Ngoài căn cứ theo Luật BHXH 2014, theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành, chế độ thai sản đối với lao động nam được điều chỉnh, thay đổi từ ngày 1/7/2019.

Theo đó, từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở dành cho người lao động sẽ tăng từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng. Như vậy, khi vợ sinh con, người chồng được trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tức là 2.980.000 đồng/tháng cho mỗi con.

Hướng dẫn kê khai mẫu C70a-HD

– Lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con:

Chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

– Lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con:

– Lao động nam hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con:

Chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung bằng cách nào?

– Lao động nam hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con:

Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ tên đầy đủ người hưởng mới phát sinh.

Cột 1: Ghi số sổ BHXH hoặc số định danh người hưởng.

Cột 2: Tình trạng: Ghi ngày nghỉ hàng tuần nếu khác Thứ 7 & Chủ nhật; và ghi thêm số con được sinh/số CMND hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ căn cước của người mẹ/phương thức sinh con hoặc số tuần tuổi của con (nếu con dưới 32 tuần tuổi);

Ví dụ cụ thể: Lao động làm việc tại siêu thị, ngày nghỉ hàng tuần là thứ 2; vợ sinh 3 con phải phẫu thuật; số CMND của vợ là 123456789

Ghi: Thứ 2/3/CMT123456789/PT

Cột 3: Thời điểm: Để trống theo hướng dẫn Quyết định 636/QĐ-BHXH

Cột 4: Từ ngày: Ngày đầu tiên nghỉ hưởng chế độ

Cột 5: Đến ngày: Ngày cuối cùng nghỉ hưởng chế độ

Cột 6: Tổng số: Tổng số ngày nghỉ hưởng chế độ tính theo ngày làm việc, không tính nghỉ cuối tuần, lễ, tết

Cột 7: Hình thức nhận trợ cấp:

– Để trống: Cơ quan BHXH chuyển khoản cho đơn vị, người lao động nhận tiền mặt trực tiếp từ đơn vị

– Chuyển khoản + thông tin tài khoản của người lao động nam: Cơ quan BHXH chuyển khoản trực tiếp cho cá nhân người lao động nam khi được duyệt chế độ

– Dịch vụ bảo hiểm: Lao động nam nhận tiền qua tổ chức dịch vụ bảo hiểm.

Mong rằng qua bài viết trên các ông bố sẽ hiểu hơn về chế độ cũng như quyền lợi thai sản cho nam giới!

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *