Chị em nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung khi nào?

Ung thư cổ tử cung là 1 bệnh lý ác tính, rất nguy hiểm đối với sức khỏe của phụ nữ. Nguyên nhân là do nhiễm virus HPV – một loại virus có thể lây lan khi quan hệ tình dục không an toàn. Do đó chị em cần bảo vệ chính mình bằng cách tầm soát ung thư cổ tử cung sớm. Vậy nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung khi nào là hợp lý? Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây

Bạn đang đọc: Chị em nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung khi nào?

1. Ý nghĩa của việc tầm soát ung thư cổ tử cung ở nữ giới

Ung thư nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ dẫn tới rất nhiều rủi ro nghiêm trọng. Ung thư cổ tử cung cũng vậy, một số biến chứng nguy hiểm nếu bệnh tiếp tục tiến triển âm thầm như sau:

– Vô sinh

– Chảy máu bất thường

– Có thể suy thận

– Gia tăng các cục máu đông

– Lỗ rò

Do đó, để thiết lập lá chắn sức khỏe vững vàng khỏi ung thư cổ tử cung, chị em nên khám sàng lọc ung thư cổ tử cung mỗi năm. Điều này rất có ý nghĩa:

– Phát hiện trong cơ thể có nhiễm nhiễm virus HPV hay không. Nhất là sự xuất hiện của virus HPV týp 16 và 18 – bởi hai chủng này chiếm đến 70% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

– Phát hiện những dấu hiệu tiền ung thư như. Từ đó có cách điều trị và dự phòng được ung thư cổ tử cung.

– Phát hiện những dấu hiệu bất thường trong cơ thể mà chính bạn không hay biết.

– Tỷ lệ điều trị khỏi lên tới 90%, việc điều trị ít xâm lấn và có thể bảo toàn khả năng sinh sản cho chị em phụ nữ.

review tầm soát ung thư cổ tử cung

Chị em nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung khi nào?

Tầm soát ung thư cổ tử cung sớm là cách bảo vệ sức khỏe hiệu quả

2. Nên tầm soát ung thư cổ tử cung khi nào thì hợp lý?

Có một thực tế là ung thư cổ tử cung ngày càng có xu hướng trẻ hóa độ tuổi. Đã từng có trường hợp ngoài 20 đã phát hiện mắc bệnh. Do đó, chị em nên chủ động tầm soát ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vậy nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung khi nào là hợp lý nhất?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thời điểm nên bắt đầu sàng lọc ung thư cổ tử cung bao gồm:

– Phụ nữ ngoài 30

– Phụ nữ sống trong gia đình từng có người thân mắc ung thư cổ tử cung, nhiễm HPV,..

– Phụ nữ đang gặp phải các triệu chứng nghi ngờ ung thư cổ tử cung: 1 bên chân bị sưng bất thường, đau ở vùng chậu, chảy máu âm đạo và tiết dịch âm đạo bất thường,…

Chị em nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung khi nào?

Nên chủ động tầm soát ung thư từ 30 tuổi

3. Quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung hiện nay

Hiện nay, quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung diễn ra tuần tự theo 3 bước sau:

– Khám lâm sàng

– Làm xét nghiệm

– Đọc kết quả

3.1. Khám lâm sàng

Ở bước khám này, bạn sẽ trực tiếp gặp gỡ và thăm khám với bác sĩ sản phụ khoa. Những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi như:

– Các triệu chứng bất thường bạn có đang gặp gần đây

– Tiền sử bệnh lý của cá nhân hoặc gia đình của bạn

– Các loại thuốc đã và đang sử dụng

– Cách thức quan hệ tình dục có an toàn hay không

Đừng ngần ngại, lo lắng mà hãy trung thực và trả lời đầy đủ mọi thông tin. Vì điều này sẽ giúp ích cho bác sĩ hiểu về tình trạng của bạn và có chỉ định khám chuyên sâu phù hợp.

3.2. Xét nghiệm

Sau khi khám lâm sàng xong, bạn sẽ tiếp tục thực hiện danh mục xét nghiệm. Trong sàng lọc ung thư thì xét nghiệm là danh mục không thể thiếu. Đối với tầm soát ung thư cổ tử cung, bạn sẽ thực hiện một hoặc nhiều loại xét nghiệm sau:

– Xét nghiệm Thinprep

– Xét nghiệm Pap Smear

– Xét nghiệm HPV

Đối với xét nghiệm, để kết quả được chính xác nhất thì có một số lưu ý sau bạn cần ghi nhớ:

– Nếu đang trong thời kỳ kinh nguyệt thì bạn không nên thực hiện.

– Trước 2 ngày làm xét nghiệm, bạn nên tránh quan hệ tình dục.

– Tránh sử dụng các sản phẩm thuốc âm đạo hay các sản phẩm vệ sinh âm đạo trước khi làm xét nghiệm.

– Cần điều trị khỏi viêm nhiễm âm đạo rồi mới tiến hành xét nghiệm.

Tìm hiểu thêm: Nổi hạch ở cổ là bệnh gì?

Chị em nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung khi nào?

Xét nghiệm là danh mục không thể thiếu trong sàng lọc ung thư cổ tử cung

3.3. Đọc kết quả

Sau khi làm xét nghiệm xong, bạn sẽ phải chờ kết quả một lúc. Sau khi đã có đầy đủ kết quả, bạn quay lại phòng khám ban đầu để lắng nghe chẩn đoán từ bác sĩ.

Ở bước khám này, bạn cần giữ cho mình một tình thần thật bình tĩnh, thoải mái đón nhận mọi kết quả. Nếu kết quả của bạn phản ánh có sự xuất hiện của các tế bào bất thường thì cũng không nên quá lo lắng. Bởi cũng có trường hợp mà sự xuất hiện của các tế bào bất thường không phải do ung thư. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung để chắc chắn kết quả hơn.

4. Sau khi tầm soát ung thư cổ tử cung thì làm gì?

Sau khi tầm soát ung thư cổ tử cung, bạn hoàn toàn có thể vận động đi lại và ăn uống như bình thường. Nếu bạn rơi vào trường hợp chảy máu âm đạo sau khi xét nghiệm thì cũng không cần quá lo lắng. Thay vào đó hãy theo dõi, nếu thấy chảy máu quá nhiều thì cần thông báo với bác sĩ để được kiểm tra.

Ngoài ra, hãy tuân theo những tư vấn của bác sĩ về chế độ ăn uống, ngủ nghỉ cũng như đảm bảo an toàn trong quan hệ tình dục. Đồng thời, duy trì việc làm tầm soát ung thư cổ tử cung để luôn theo dõi và dự phòng bệnh tốt nhất.

Chị em nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung khi nào?

>>>>>Xem thêm: 5 dấu hiệu đặt vòng không hợp và cách khắc phục

Duy trì sàng lọc ung thư cổ tử cung mỗi năm 1 lần

Lựa chọn địa chỉ tầm soát ung thư uy tín là điều cực kỳ quan trọng. Bạn nên tham khảo thật kỹ và chọn ra cơ sở y tế chất lượng, phù hợp với nhu cầu của mình. Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ mà bạn có thể cân nhắc. Tại đây, bạn có thể lựa chọn gói tầm soát ung thư vú – cổ tử cung – tử cung – buồng trứng. Các danh mục khám trong gói đều được ứng dụng các máy móc y tế hiện đại. Đồng thời được trực tiếp thăm khám bởi các bác sĩ chuyên môn cao, chắc chắn bạn sẽ có một trải nghiệm thăm khám nhẹ nhàng và kết quả chính xác.

Hy vọng với thông tin trên đã giúp nhiều chị em biết được “Nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung khi nào là hợp lý” rồi nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *