Bạn đang đọc: Chỉ là sinh con lần 4 thôi mà….
Tôi thuộc thế hệ cận kề 9x với khối “tài sản” là 1 ông chồng và 3 thiên thần nhỏ. Và đây là lần thứ 4 tôi nằm trên bàn sinh với tâm lý của muôn vàn mẹ bầu đi đẻ. Với kiểu sinh“không giống ai” của vợ chồng tôi, 3 lần sinh – 3 bệnh viện khác nhau. Và lần này cả gia đình quyết định “vào cuộc” tìm bệnh viện tốt nhất để giúp tôi “an tâm” vì lần sinh mổ thứ 3 tôi đã trải qua một cuộc vượt cạn đau “tái tê”.
Nhiều người mách tôi chọn Thu Cúc, một bệnh viện Quốc tế trông khá sang chảnh nhưng chi phí không quá cao mà lại an tâm. Lần mò trên trang facebook của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tôi thấy tin tưởng hơn nhiều vì nhiều ca sinh được phát trực tiếp mà mẹ bầu thì có vẻ nhàn nhã lắm. Vậy là đóng dấu quyết định cho lần sinh thứ 4 – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. Và tiếp nối “nhật ký sinh nở” đầy thú vị của tôi: 4 lần lần sinh 4 bệnh viện.
Đã bao giờ bạn nghĩ sinh đẻ là một điều hạnh phúc chưa? Nếu là những ngày mới lấy chồng tôi dám chắc là có. Nhưng nếu đã có 2-3 nhóc tì dễ thương thì tôi nghĩ chắc bạn sẽ cảm thấy vừa đủ trọn vẹn. Nói vui vậy thôi chứ sinh nở không phải như các bộ phim Hàn quốc lãng mạn hay những bộ truyện ngôn tình đâu. Sinh đẻ cũng là một cuộc vượt cạn nhiều nỗi lo của tất cả những người phụ nữ.
Nhưng chẳng hài hước nào bằng chuyện đi đẻ của tôi, lên bàn sinh mà chẳng sợ hãi hay bất an gì, trong khi phẫu thuật mà người cứ nhẹ tênh và khi nhìn thấy con yêu ra đời an toàn thì vui mừng đến “ra nước mắt”
Nếu ai đó hỏi tôi tại sao sinh nhiều thế, tại sao liều thế hay có người vui tính hơn thì phán cho câu xanh rờn “dành cả thanh xuân để đẻ” thì tôi xin thưa là đẻ cũng là điều vô cùng tuyệt vời.
Nhìn thấy con yêu ra đời trong sự “chắt chiu” tình cảm của cả gia đình tôi lại thấy mình thật may mắn. Đó thiên chức kết nối những giá trị tình thân trong chính ngôi nhà nhỏ của mình.
Tìm hiểu thêm: Những nguyên nhân chửa ngoài dạ con chúng ta cần biết
Đến ngày sinh, hai vợ chồng nhẹ tênh “dắt” nhau trong tâm thế chủ động vì lịch đã đặt với bác sĩ 1 tuần trước đó. Ông chồng tôi cũng nhàn nhã hơn khi không phải khệ nệ dìu bà đẻ hay tay xách nách mang.
Tôi bước vào phòng mổ mà lòng vẫn băn khoăn “liệu có đau như ở bệnh viện trước không?” Lúc đó, một bác sĩ nước ngoài bước vào, bác chào hỏi lịch sự và rất thân thiện. Bác nắm tay tôi và cái nắm tay ấm làm tôi nhớ mãi. Trong khoảnh khắc ấy, tôi nghĩ nó quý giá hơn trăm bạc vàng.
Bác sĩ hướng dẫn tôi nằm đúng tư thế, tiêm thuốc gây tê cho tôi. Tôi rất tỉnh táo và cảm nhận thật rõ từng thao tác của bác sĩ, đặc biệt là khi con yêu được lấy ra khỏi bụng. Nó giống như “giải phóng” một cái gì ra ngoài cơ thể. Nhưng cảm giác thân thuộc đã từng là da, là thịt không còn nữa.
Khi em bé ra đời, bác sĩ cho hai mẹ con áp da mà lòng cứ lâng lâng khó diễn tả. Thằng nhóc sau hơn 9 tháng trời cũng chịu ra để bà mẹ đang nằm trên bàn mổ cũng sung sướng đến chảy cả nước mắt vì thấy con yêu khỏe mạnh, an toàn.
Em bé được đưa đi gặp bố và đưa về phòng chăm sóc sau sinh, còn tôi thì được các bác sĩ tiếp tục hoàn thiện những khâu cuối cùng của quá trình vượt cạn. Những mũi khâu đều đều trên da thịt được cảm nhận rõ ràng nhưng không hề đau đớn. Tôi thiu thiu ngủ lịm đi từ bao giờ không hay.
Không ai có thể tưởng tượng được lần sinh thứ 4 lại dễ dàng và ngọt ngào với tôi đến vậy. Đến bây giờ khi nhớ lại, tôi vẫn còn rưng rưng khóe mắt vì một hành trình rất tuyệt vời đã trải qua.
Sinh con là một điều thiêng liêng đối với những người làm mẹ. Tôi thầm cảm ơn tạo hóa và những người bác sĩ trong cuộc sống này đã giúp tôi hoàn thiện trọn vẹn thiên chức tuyệt vời ấy. Với tôi bây giờ chỉ là cố gắng làm việc, nuôi dạy con thật tốt và gìn giữ hạnh phúc lúc nào cũng đong đầy như thế này mà thôi.”
>>>>>Xem thêm: Bệnh ung thư da có chữa được không?
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.