Chi phí khám thai tuần 12 là bao nhiêu? Mẹ bầu nên biết

Nhiều mẹ bầu mang thai đến tuần 12 trước khi đi khám thường tìm hiểu những vấn đề như: chi phí khám thai tuần 12 là bao nhiêu, cần làm những xét nghiệm gì…

Bạn đang đọc: Chi phí khám thai tuần 12 là bao nhiêu? Mẹ bầu nên biết

1. Khám thai tuần 12 là làm những gì?

Khám thai định kỳ tuần thai thứ 12 là một mốc khám rất quan trọng mà mẹ bầu nào cũng cần phải ghi nhớ. Trong thời điểm này, khám thai có vai trò rất lớn trong việc sàng lọc dị tật thai nhi và kiểm tra sức khỏe của mẹ bầu.

Mốc thai 12 tuần này, em bé của bạn đang ngày càng phát triển và hoàn thiện. Các cơ quan nội tạng đã dần được hình thành như: tin, gan, thận, hệ thần kinh. Hệ xương của bé cũng dẫn trở nên cứng và hoạt động mạnh mẽ hơn trong bụng mẹ. Khuôn mặt của bé cũng hoàn thiện với mắt mũi được di chuyển đến vị trí hợp lý. Các giác quan cũng bắt đầu hình thành và làm nhiệm vụ của mình.

1.1. Những xét nghiệm trong tuần thai thứ 12

– Xét nghiệm công thức máu. Loại xét nghiệm này để xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu có trong máu của mẹ là bao nhiêu. Nếu lượng hồng cầu thấp, có thể mẹ đang thiếu máu, thiếu sắt, cần bổ sung thêm. Nếu cơ thể mẹ bị viêm nhiễm ở đâu đó, lượng bạch cầu sẽ tăng lên. Còn, xét nghiệm lượng tiểu cầu để xác định khả năng đông máu của mẹ.

Chi phí khám thai tuần 12 là bao nhiêu? Mẹ bầu nên biết

Xét nghiệm nhóm máu giúp phát hiện bất đồng nhóm máu mẹ và bé

Ngoài ra khi mang thai, hiện tượng tán huyết là một bệnh rất nguy hiểm cho thai nhi nếu có sự bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ con. Nếu mẹ có Rh (-) và con có Rh (+) sẽ sinh ra phản ứng miễn dịch tại cơ thể của mẹ, có nghĩa là cơ thể mẹ sẽ tạo ra kháng thể chống lại các thế bào mang Rh (+) của thai nhi, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Trong lần mang thai tiếp theo, em bé lần sau cũng có Rh (+) thì lượng kháng thể sản sinh trong cơ thể mẹ trước đó sẽ tiếp tục tấn công vào các thế bào máu của em bé, làm bé bị bệnh tán huyết. Trường hợp này nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể sẽ ảnh hưởng tính mạng của bé.

– Xét nghiệm nước tiểu. Đây là một xét nghiệm định kỳ trong tất cả các mốc khám thai chứ không nhất thiết chỉ là ở tuần thứ 12. Xét nghiệm này để phát hiện các dấu hiệu của căn bệnh đái tháo đường thai kỳ. Bệnh này sẽ ảnh hưởng đến cả thai kỳ của mẹ. Việc phát hiện bệnh sớm, có ý nghĩa rất lớn trong việc xác lập chế độ dinh dưỡng cho mẹ trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu còn giúp xác định độ đạm của cơ thể mẹ. Nếu độ đạm cao cộng với cao huyết áp khiến mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật.

– Xét nghiệm máu để tìm một số bệnh lây truyền. Đây là loại xét nghiệm nhằm tìm ra các bệnh lây lan qua đường tình dục, đường máu như HIV, lậu, giang mai, viêm gan B, chlamydia… Theo nghiên cứu, sinh thường khi mẹ bị các bệnh truyền nhiễm sẽ làm tăng khả năng lây sang con.

1.2. Siêu âm màu

Siêu âm khi thai được 12 tuần tuổi, mục đích chính là để đo độ mờ da gáy cho thai nhi. Nhờ vào kỹ thuật siêu âm màu hiện đại, bác sĩ sẽ kiểm tra nguy cơ em bé bị mắc hội chứng Down. Nếu độ mờ da gáy cao, nguy cơ mắc Down sẽ cao hơn những trường hợp có độ mờ da gáy thấp.
Ngoài các định nguy cơ mắc bệnh Down, nhờ siêu âm, bác sĩ sẽ tính được tuổi thai, chỉ số cân nặng, chiều dài của bé, tính ngày dự sinh… Ở tuần thai này, cũng có thể đã xác định được giới tính của thai nhi.

1.3. Double Test hoặc NIPT

Những xét nghiệm không xâm lấn đơn giản giúp phát hiện, tầm soát những nguy cơ dị tật thai nhi trước khi sinh (hay còn gọi là sàng lọc trước sinh) là xét nghiệm Double Test và NIPT.

– Double Test được thực hiện bằng cách lấy máu của thai phụ để tìm ra nguy cơ mắc hội chứng Down. Tuy nhiên, vẫn phải kết hợp với kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy thì mới có thể kết luận nguy cơ cao hay thấp. Nếu kết quả Double Test chỉ ra nguy cơ cao thì cần làm thêm xét nghiệm Triple Test ở lần khám thai sau vào tuần thứ 16.

Tìm hiểu thêm: Ra máu màu nâu khi mang thai là do đâu?

Chi phí khám thai tuần 12 là bao nhiêu? Mẹ bầu nên biết

Sàng lọc dị tật thai nhi là việc cần phải làm trong thai kỳ

– NIPT là một loại xét nghiệm giúp sàng lọc trước sinh hiệu quả, không xâm lấn, an toàn cho cả mẹ và bé. Kết quả của xét nghiệm NIPT sẽ chỉ ra những bất thường về các cặp nhiễm sắc thể có thể gây ra các bệnh như: hội chứng Down, Turner, Klinefelter, Patau, Edwards, Thể tam nhiễm XXX, Cri-du-chat, Digeorge, Prader-willi/ Angelman, Wolf-Hirschhorn

2. Ngân sách cho việc khám thai tuần thứ 12

Thực tế khi mang thai, mẹ bầu cần chuẩn bị rất nhiều thứ từ tinh thần, sức khỏe, kiến thức cho đến tài chính. Việc tìm hiểu và ước lượng các loại chi phí khi khám thai là điều cần thiết, nên làm. Việc này sẽ giúp mẹ bầu tính toán, cân nhắc các loại dịch vụ, xét nghiệm nào cần phải làm và có thể bỏ qua trong cả quá trình mang thai của mình.

Tuần thai thứ 12 có nhiều xét nghiệm quan trọng cần phải làm, nên mẹ bầu nào cũng muốn biết chi phí khám thai là bao nhiêu để có thể chuẩn bị tài chính cho chu đáo. Việc ước lượng chi phí khám thai còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

– Các loại xét nghiệm, tầm soát thai nhi mà bác sĩ chỉ định là gì.

– Cơ sở khám chữa bệnh là tư nhân hay công lập.

– Chất lượng bệnh viện, phòng khám thai là cao cấp hay bình dân.

– Loại xét nghiệm sàng lọc được chỉ định hoặc mình tự lựa chọn là loại đầy đủ các bệnh hay chỉ một vài bệnh điển hình.

– Chọn loại siêu âm nào, 2D, 3D, 4D hay 5D là công nghệ siêu âm tiên tiến hiện nay.

Hiện nay rất khó để đưa ra một con số cụ thể cho chi phí khám thai. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những mức phí tương đối để các mẹ có thể hình dung.

2.1. Chi phí khám thai tuần 12 khi có bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là quyền lợi của tất cả mọi người, những phụ nữ mang thai khi có bảo hiểm y tế sẽ được hỗ trợ về chi phí khám cũng như khi sinh đẻ. Tùy theo đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là ai mà mức hưởng cũng khác nhau. Nếu là khám chữa bệnh đúng tuyến có thể được hưởng từ 80% đến 100% chi phí khám trong danh mục mà BHYT quy định. Nếu khám không đúng tuyến thì chỉ được chi trả 40% khi khám tại tuyến trung ương và 100% khi khám tại tuyến tỉnh và huyện.

Khi có bảo hiểm y tế, mẹ bầu sẽ bớt được một khoản chi phí khám thai tuần 12 không nhỏ. Trong trường hợp nơi áp dụng bảo hiểm y tế khám chữa bệnh của mẹ bầu ở các bệnh viện công, phòng khám nhà nước thì chi phí này khá thấp. Nếu cơ sở áp dụng bảo hiểm y tế tại các bệnh viện, phòng khám tư thì các mẹ cần lưu ý, mức chi phí cho khám thai chắc chắn sẽ cao hơn vì có rất nhiều hạng mục không được áp dụng chi trả bảo hiểm y tế.

2.2. Chi phí khám thai tuần 12 khi không có bảo hiểm y tế

Nếu không có bảo hiểm y tế, việc khám thai, siêu âm thai sẽ cao hơn. Cụ thể nếu khám ở các phòng khám tư nhân của các bác sĩ mở ra, dịch vụ khám và xét nghiệm sẽ ở khoảng:

– Siêu âm thai 2D: từ 200.000 đ- 300.000 đ

– Siêu âm thai 3D trở lên: 500.000 đ – 600.000 đ

– Xét nghiệm máu cơ bản : 600.000 đ – 800.000 đ

Chi phí khám thai tuần 12 là bao nhiêu? Mẹ bầu nên biết

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh ung thư phổi tế bào không nhỏ

Bệnh viện sẽ có đầy đủ các trang thiết bị để làm xét nghiệm cho thai phụ

Với các bệnh viện tư, bệnh viện quốc tế có trang thiết bị hiện đại hơn, mức chi phí sẽ gần bằng hoặc cộng thêm từ 20 – 50% so với mức chi phí khám thai tuần 12 kể trên. Cụ thể tại Bệnh viên Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI:

-Chi phí siêu âm 2D: từ 264.000 đ – 254.000 đ

-Chi phí siêu âm 5D: từ 550.000 đ – 600.000 đ

Tại Bệnh viện Đa khoa Thu Cúc TCI, mẹ bầu sẽ được khám thai, siêu âm thai và làm các xét nghiệm cần thiết bằng các trang thiết bị hiện đại, tối tân, với công nghệ mới. Được thăm khám với đội ngũ bác sĩ đầu ngành, từng công tác tại các bệnh viện lớn như PSTW, PSHN… đảm bảo theo dõi sức khỏe cho mẹ và bé, mang đến một thai kỳ yên tâm tuyệt đối.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *