Polyp túi mật là các u nhỏ nhô ra từ niêm mạc bên trong túi mật do sự nhân lên bất thường của các tế bào. Đa số các trường hợp polyp túi mật là lành tính nhưng vẫn có khoảng 2-8% có nguy cơ chuyển thành ung thư. Khi ấy, cần phải phẫu thuật cắt polyp túi mật. Vậy polyp túi mật khi nào cần mổ, chi phí mổ polyp túi mật là bao nhiêu, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây
Bạn đang đọc: Chi phí mổ polyp túi mật là bao nhiêu?
1.Chi phí mổ polyp túi mật là bao nhiêu?
Polyp túi mật là các tổn thương dạng u hoặc giả u xuất phát từ thành niêm mạc túi mật phát triển lồi vào bên trong túi mật.
Khoảng 92-95% trường hợp polyp túi mật là lành tính, không gây ra triệu chứng gì mà chỉ tình cờ phát hiện ra. Polyp túi mật lành tính được chia thành 2 loại: u thật (u tuyến, u cơ, u mỡ..) và u giả (viêm giả u, u cơ tuyến, u cholesterol…)
Polyp túi mật ác tính (u sắc tố, ung thư tuyến, di căn ung thư..) chiếm từ 5-8% và thường gây ra các triệu chứng tương tự sỏi mật như đau hạ sườn phải hoặc vùng trên rốn, buồn nôn, nôn, đầy bụng, ăn uống khó tiêu,..
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị polyp túi mật. Việc điều trị chủ yếu qua siêu âm để theo dõi định kỳ và phẫu thuật cắt túi mật. Và chi phí mổ polyp túi mật còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. Do đó người bệnh tốt nhất cần tới bệnh viện để thăm khám và tư vấn cụ thể về phương pháp phẫu thuật cũng như dự kiến chi phí.
1.1 Chi phí mổ polyp túi mật lành tính
Nếu người bệnh bị polyp túi mật lành tính hay ung thư túi mật giai đoạn đầu thì phương pháp phẫu thuật chính là cắt túi mật nội soi. Phương pháp này được đánh giá là tiêu chuẩn vàng trong điều trị polyp túi mật. Bởi phẫu thuật ít xâm lấn, ít đau, không quá phức tạp, người bệnh phục hồi nhanh và tỷ lệ biến chứng thấp. Thời gian nằm viện sau mổ chỉ từ 1-3 ngày. Chi phí sẽ gồm tiền công mổ, thuốc men, giường bệnh, xét nghiệm,.. Đối với người bệnh đã có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm bảo lãnh sẽ được hỗ trợ một phần các chi phí này.
1.2 Chi phí mổ polyp túi mật ác tính
Nếu người bệnh bị polypo túi mật ác tính, đã có xâm lấn hay di căn hạch thì phương pháp điều trị sẽ là cắt túi mật, cắt một phần gan quanh túi mật, nạo hạch di căn và thường phải mổ mở. Ca mổ hở sẽ phức tạp hơn và có tỷ lệ tai biến, biến chứng cao hơn. Nếu tình trạng sức khỏe sau mổ của người bệnh tiến triển tốt thì sau 5-7 ngày sẽ được xuất viện. Chi phí mổ trong trường hợp này sẽ cao hơn so với mổ polyp túi mật lành tính.
Tiên lượng sức khỏe của người bệnh sau khi cắt túi mật cũng phụ thuộc vào bản chất của bệnh. Nếu là polyp túi mật lành tính, mổ xong được xem là hết bệnh. Cắt túi mật hầu như không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, người bệnh chỉ gặp một số vấn đề nhỏ do dịch mật đổ trực tiếp vào ruột như tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu,… Nếu người bệnh bị polyp túi mật ác tính hay ung thư túi mật thì sau khi mổ cắt túi mật thì tùy theo giai đoạn của bệnh mà cần theo dõi hay điều trị thêm. Tiên lượng sống thêm còn tùy theo giai đoạn ung thư đã xâm lấn gan hay di căn hạch hay chưa.
2. Khi nào cần mổ polyp túi mật?
Mặc dù phần lớn polyp túi mật là lành tính nhưng vẫn có từ 5-8% có thể tiến triển thành ung thư. Vì vậy việc phát hiện sớm và có các biện pháp dự phòng, can thiệp kịp thời là rất cần thiết để kiểm soát bệnh tốt hơn. Nếu polyp có kích thước dưới 10mm có thể chỉ cần theo dõi thường xuyên mỗi 3-6 tháng mà chưa cần cắt túi mật. Phẫu thuật cắt bỏ túi mật thường được chỉ định khi polyp túi mật có nguy cơ cao phát triển thành u ác tính như:
– Polyp túi mật có kích thước lớn hơn 10mm.
– Đa polyp: kích thước nhỏ nhưng mọc thành cụm trong túi mật
– Hình ảnh siêu âm cho thấy có dấu hiệu ác tính (polyp có chân lan rộng, không đều đặn, phát triển nhanh).
– Polyp túi mật tiến triển nhanh sau thời gian theo dõi từ 3-6 tháng.
Tìm hiểu thêm: Viêm trực tràng mãn tính
3. Chăm sóc người bệnh sau mổ polyp túi mật
3.1 Theo dõi sau mổ
Sau khi mổ cắt túi mật, người bệnh cần nằm viện theo dõi vài ngày đầu đến khi vết mổ ổn định và sức khỏe của người bệnh bình thường:
– 2 giờ sau mổ, người bệnh sẽ được theo dõi chắc chẽ các dấu hiệu sinh tồn và các dấu hiệu bất thường như đau.
– 6 đến 8 giờ sau phẫu thuật, người bệnh có thể ăn và vận động nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu, tăng vận động đường mật để giảm đau viêm và đầy trướng bụng.
– 1-2 ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh được theo dõi các dấu hiệu biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng, rò rỉ mật. Thời điểm này cần quan sát các biểu hiện bất thường như sưng, nóng, đỏ, đau, sốt, nôn,.. và thông báo cho bác sĩ.
– Sau khi xuất viện, người bệnh có thể vẫn cảm thấy đau nhưng tình trạng này sẽ cải thiện dần dần trong 2-3 tuần kế tiếp.
– Giữ cho vết mổ sạch và khô, thay băng thường xuyên, không để nhiễm nước vào vết mổ.
>>>>>Xem thêm: Trĩ ngoại có tự hết không? Điều trị bệnh bằng cách nào?
3.2 Sau mổ polyp túi mật nên ăn gì?
Sau khi cắt bỏ túi mật, chức năng tiêu hóa có thể bị rối loạn và khả năng hấp thu chất béo của cơ thể bị giảm. Để có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, người bệnh cần lựa chọn những loại thực phẩm sau:
– Chất béo: Tăng cường các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, đậu nành, bơ, dầu cải,.. Hạn chế sử dụng chất béo có nguồn gốc động vật như nội tạng, mỡ động vật vì chúng có nhiều cholesterol. Các loại sữa hay sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa đặc.. cũng nên tránh vì dễ gây đầy trướng, đau bụng.
– Chất đạm: Trong thời gian đầu sau cắt bỏ túi mật cần tránh những loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt lợn vì chúng giàu cholesterol. Thay vào đó, nên chọn các loại thịt trắng như cá, thịt gà bỏ da, đạm thực vật (đậu nành, trứng).
– Chất xơ: Chất xơ rất cần thiết để kích thích nhu động ruột trở lại hoạt động bình thường, đồng thời hạn chế sự kích ứng của axit mật lên niêm mạc đường ruột. Tuy nhiên, cần bổ sung từ từ, không nên ăn quá nhiều trong thời gian đầu có thể gây đầy bụng, sinh hơi.
Như vậy, khi kích thước polyp túi mật lớn hay có dấu hiệu ác tính thì cần phải mổ cắt túi mật. Và chi phí mổ polyp túi mật cũng khác nhau tùy theo bản chất bệnh, tình trạng cụ thể của người bệnh. Để tránh xảy ra biến chứng ung thư túi mật, người bệnh cần kiểm tra sức khở định kỳ để theo dõi tiến triển của polyp và có biện pháp điều trị kịp thời.