Chỉ số GGT là gì?cần quan tâm gì khi đi xét nghiệm

GGT là một trong những chỉ định quan trọng trong thăm khám và điều trị bệnh. Vậy chỉ số GGT là gì, khi nào thì nguy hiểm?

Bạn đang đọc: Chỉ số GGT là gì?cần quan tâm gì khi đi xét nghiệm

Chỉ số GGT là gì?

Xét nghiệm GGT là một xét nghiệm được thực hiện để đánh giá chẩn đoán những tổn thương trong gan, khi cơ thể chúng ta có một số biểu hiện bệnh gan cần phải xét nghiệm phát hiện bệnh như: mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không ngon; Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng; Đau tức hạ sườn phải; Dễ bị dị ứng, nổi mề đay, mụn nhọt…

Chỉ số GGT là gì?cần quan tâm gì khi đi xét nghiệm

Xét nghiệm GGT giúp chẩn đoán phát hiện tổn thương gan

Xét nghiệm GGT có thể được chỉ định ở những người có một mức độ ALP cao. Thực hiện ALP có thể xét nghiệm riêng lẻ hoặc là một trong nhiều xét nghiệm chẩn đoán chức năng gan. Khi các chỉ số xét nghiệm chức năng gan khác đều bình thường, nhưng ALP tăng thì  chúng ta cần thực hiện xét nghiệm chỉ số GGT để có thể biết được nguyên nhân dẫn đến ALP tăng, có hai trường hợp có thể xảy ra đó là bệnh nhân bị mắc bệnh loãng xương hoặc là bị mắc bệnh gan.

Chỉ số GGT khi nào là bình thường?

Thông thường thì chỉ số GGT ở ngưỡng bình thường sẽ giao động từ 8-58 UI/L (Chỉ số GGT mức bình thường vào khoảng dưới 60 UI/L (nam 11-50 UI/L,  nữ 07-32 UI/L).

Chỉ số GGT khi nào nguy hiểm?

Đối với các chỉ số AST, ALT, GGT tăng cao từ 1-2 lần được cho là ở mức độ nhẹ, tăng từ 2-5 lần là mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là ở mức độ nặng. Ngay khi gặp phải tình trạng GGT tăng cao vượt ngưỡng cho phép sẽ rất nguy hiểm.

Xét nghiệm GGT cần chú ý những gì?

Không sử dụng thuốc

Tìm hiểu thêm: Phục hồi gan nhiễm mỡ Tại Bệnh viện Thu Cúc

Chỉ số GGT là gì?cần quan tâm gì khi đi xét nghiệm

Không sử dụng thuốc trước khi xét nghiệm GGT

Không uống thuốc trước khi đi xét nghiệm chức năng gan: không sử dụng kháng sinh, thuốc điều trị lao, viêm phổi tâm thần…vì điều này có thể ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra

Nhịn ăn

Người bệnh cần chú ý có những xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm chức năng gan hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy.

Không sử dụng đồ chứa cồn hoặc các chất kích thích

Tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.

Nên xét nghiệm vào buổi sáng

Đối với các xét nghiệm máu: thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng. Vì thế người đi xét nghiệm chức năng gan nên nhịn ăn, không uống nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu.

Chỉ số GGT là gì?cần quan tâm gì khi đi xét nghiệm

>>>>>Xem thêm: Gan nhiễm mỡ cấp độ 1 điều trị như thế nào cho hiệu quả?

Bệnh viện Thu Cúc thăm khám và xét nghiệm GGT chính xác

Để tạo điều kiện tốt nhất cho người bệnh tiết kiệm thời gian chờ đợi lâu tạo tiện ích cho mọi người bệnh, bắt đầu từ ngày 15/8/2017 bệnh viện Thu Cúc triển khai dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại nhà cho người bệnh đăng kí khám tại viện. Theo đó, người bệnh sẽ được các kĩ thuật viên chuyên nghiệp sẽ đến tận nơi để lấy máu mang về bệnh viện xét nghiệm mà không mất thêm bất kì chi phí nào so với giá niêm yết tại bệnh viện. Như vậy, người bệnh khi đến khám tại bệnh viện Thu Cúc sẽ giảm được thời gian chờ đợi kết quả lâu mà ngay sau đó có thể tiếp tục lấy kết quả xét nghiệm để  được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị.

Với những thông tin trên đây nếu bạn đọc băn khoăn cần được giải đáp cụ thể vui lòng liên hệ bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92 để được hỗ trợ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *