Chỉ số xét nghiệm PDW là gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Mỗi kết quả xét nghiệm đều là căn cứ để bác sĩ chẩn đoán bệnh lý mà bạn đang mắc phải. Hoặc dựa trên kết quả đó, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một vài xét nghiệm khác. Vậy chỉ số PDW có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe của chúng ta?
Bạn đang đọc: Chỉ số PDW là gì? PDW tác động gì đến sức khỏe?
1. Chỉ số PDW là gì?
-
Chỉ số xét nghiệm PDW phản ánh độ phân bố tiểu cầu. (ảnh minh họa)
Chỉ số xét nghiệm PDW là tên viết tắt của cụm từ Platelet Disrabution Width, có nghĩa là độ phân bố tiểu cầu.
Chỉ số PDW tiêu chuẩn dao động ở mức 7-18%. Khi căn cứ vào chỉ số xét nghiệm PDW và một số chỉ số xét nghiệm khác về tiểu cầu như PLT (tiểu cầu), MPV (thể tích tế bào tiểu cầu), P-LCR (tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn) sẽ là căn cứ để bác sĩ chẩn đoán nhiều bệnh lý liên quan đến tiểu cầu, trong đó có ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn và một số bệnh lý khác.
2. Chỉ số PDW cao cảnh báo bệnh gì?
Bên cạnh việc hiểu chỉ số PDW là gì, bạn cũng cần biết PDW cao hay thấp là dấu hiệu bệnh gì. Cụ thể chỉ số PDW càng cao có nghĩa là độ phân bố của tiểu cầu thay đổi càng nhiều, điều này cũng được hiểu là tiểu cầu to nhỏ không đều. Người có chỉ số xét nghiệm PSW cao có thể gặp một số bệnh lý như:
2.1 Ung thư phổi
Khi cơ thể xuất hiện một khối u ác tính, dẫn đến sự tăng sinh tế bào không kiểm soát trong các mô phổi. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, các tế bào này sẽ phát triển và lan nhanh ra bên ngoài phổi, đi đến các mô hoặc các bộ phận khác của cơ thể, hiện tượng này được gọi là di căn.
Ung thư phổi gồm 2 loại là ung thư phổi tế bào nhỏ (còn gọi là SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC). Để chẩn đoán ung thư phổi, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X quang ngực hoặc chụp cắt lớp vi tính để quan sát tình trạng tổn thương tại phổi, nếu nghi ngờ sẽ tiến hành làm sinh thiết để có kết luận chính xác và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.
-
Tìm hiểu thêm: Những cấp cứu hay gặp khi nắng nóng và cách xử trí
Chỉ số PDW cao có thể là biểu hiện của bệnh gây ung thư phổi (ảnh minh họa)
2.2. Bệnh hồng cầu hình liềm
Hồng cầu liềm là tình trạng hồng cầu trong cơ thể vỡ liên tục làm tăng bilirubin máu. Bệnh rất nguy hiểm và vây ra rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như sỏi mật, thiếu máu não, tắc nghẽn vi mạch phổi, tổn thương gan, thận, và có thể gây tai biến mạch máu não (đột quỵ), điều này đe dọa đến tính mạng nên cần được điều trị kịp thời.
2.3. Bệnh nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram âm, gram dương
Đây là một loại bệnh thường gặp, xảy ra như biến chứng do điều trị ở những bệnh nhân ngoại khoa hoặc nội khoa khi bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram âm, gram dương gây ra. Bệnh cần được phát hiện nhanh chóng và có biện pháp xử trí kịp thời nếu không sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.
Trong trường hợp chỉ có chỉ số PWD tăng nhẹ, còn các chỉ số còn lại của dòng tiểu cầu đều bình thường thì chưa có ý nghĩa bệnh lý. Và điều này chưa gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nên bạn cũng không nên quá lo lắng, vì chúng ta chưa thể kết luận rằng bạn có đang mắc phải các bệnh trên hay không.
Để có kết luận chính xác về một bệnh lý được nghi ngờ khi kết quả xét nghiệm PDW tăng vượt mức cho phép, thì cần tiến hành thăm khám và làm thêm một số xét nghiệm liên quan được bác sĩ chỉ định. Sau đó mới đưa ra kết luận chính xác nhất rằng người bệnh có đúng là đang mắc phải các bệnh lý đó không.
-
>>>>>Xem thêm: Thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu thì tốt nhất?
Xét nghiệm máu giúp bạn kiểm tra chỉ số PDW cao hay thấp.
3. Chỉ số PDW thấp là dấu hiệu sức khỏe nào?
Ý nghĩa của việc giảm chỉ số PDW là gì? Kết quả chỉ số xét nghiệm PDW được giảm có thể do người bệnh nghiện rượu. Khi có kết quả xét nghiệm PDW thấp bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và hỏi bạn có đang thường xuyên sử dụng rượu bia hay không, mức độ như thế nào. Từ đó bác sĩ có thể nhận định một số bệnh lý về gan thận do rượu gây ra và tiến hành làm thêm một số xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận nếu thấy cần thiết.
Trên đây là những thông tin về chỉ số PDW là gì cũng như ý nghĩa của PDW tới sức khỏe. Hẹn gặp lại bạn trong những bài chia sẻ kiến thức về chỉ số xét nghiệm tiếp theo!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.