Chi tiết lịch khám thai cho bà bầu mẹ cần lưu ý tuân thủ

Khám thai định kỳ là điều mà bất cứ mẹ bầu nào cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh. Cùng TCI tìm hiểu lịch khám thai cho bà bầu để mẹ chủ động theo dõi và thực hiện đúng nhé.

Bạn đang đọc: Chi tiết lịch khám thai cho bà bầu mẹ cần lưu ý tuân thủ

1. Tìm hiểu về lịch khám thai cho bà bầu

1.1. Vì sao mẹ cần tuân thủ lịch khám thai cho bà bầu?

Đi khám thai đúng lịch mang lại những lợi ích mà mẹ cần biết:

– Giúp nắm rõ tình hình phát triển theo từng mốc của thai nhi thông qua thăm khám.

– Phát hiện sớm những điều bất thường ở thai nhi để có hướng xử lý nhanh chóng, kịp thời.

– Mẹ được các bác sĩ tư vấn dinh dưỡng trong quá trình mang thai.

Chi tiết lịch khám thai cho bà bầu mẹ cần lưu ý tuân thủ

Mẹ cần tuân thủ lịch khám thai cho bà bầu để theo dõi tình trạng thai nhi

Đặc biệt, nếu mẹ thuộc trường hợp đặc biệt ví dụ như mang thai sớm trước 17 tuổi hoặc có thai muộn (sau 35 tuổi); mẹ mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, các bệnh tim mạch,… cũng cần đặc biệt lưu ý đi khám thai đúng lịch để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi tốt nhất. Nếu mẹ mang đa thai hoặc thai nhi gặp các vấn đề về nhau thai cũng cần lưu ý tuân thủ lịch khám thai định kỳ.

1.2. Chi tiết về lịch khám thai cho bà bầu

Việc khám thai là vô cùng quan trọng, tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng nắm rõ lịch khám thai. Mẹ hãy tìm hiểu ngay lịch khám thai dưới đây và ghi nhớ thực hiện theo nhé.

– Lần thứ nhất: Tuần thứ 8 của thai kỳ

Sau khi mang thai, mẹ cần lưu ý đừng bỏ qua mốc khám thai đầu tiên này nhé. Khi thai nhi 8 tuần tuổi cần được thăm khám để xác định thai đã làm tổ ổn định chưa, kiểm tra phôi thai và nhịp tim thai. Bên cạnh đó, bác sĩ cùng sẽ khám tổng quát tình trạng thai nhi và tư vấn dinh dưỡng cho mẹ để chăm sóc thai nhi tốt nhất.

– Lần khám thứ hai: Thai nhi từ 11 – 13 tuần tuổi

Lần khám thai này, các bác sĩ sẽ cho mẹ xét nghiệm Double test để phát hiện các dị tật thai nhi. Đặc biệt, khi thai nhi được 12 tuần tuổi, các bác sĩ sẽ siêu âm đo độ mờ da gáy để phát hiện nguy cơ mắc bệnh Down và các bất thường về vấn đề về nhiễm sắc thể.

– Lần khám thai thứ 3: Khi thai 16 – 18 tuần tuổi

Ở giai đoạn này, các bác sĩ sẽ kiểm tra các bất thường về nước ối, đo tim thai và tình trạng tử cung để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Mẹ cũng có thể làm triple test để xác định bất thường về ống thần kinh và nhiễm sắc thể nếu chưa làm Double test.

– Lần thứ tư: Giai đoạn thai nhi 22 – 24 tuần tuổi

Tại thời điểm thai nhi 22-24 tuần tuổi, các đặc điểm về hình dáng đã rõ ràng hơn. Do đó, khám thai ở giai đoạn này sẽ giúp xác định các dị tật về ngoại hình như sứt môi, hở hàm ếch. Các bác sĩ cũng sẽ thực hiện tầm soát về dị tật tứ chi, bất thường về cơ quan nội tạng,…

Tìm hiểu thêm: Tác dụng của acid folic đối với phụ nữ mang thai

Chi tiết lịch khám thai cho bà bầu mẹ cần lưu ý tuân thủ

Xét nghiệm 5D giúp phát hiện sớm dị tật thai nhi

– Lần khám thứ 5: Khi thai nhi 25 – 29 tuần

Mẹ sẽ được xét nghiệm tầm soát đái tháo đường thai kỳ bằng cách nạp glucose đường uống để xác định mẹ có bị đái tháo đường thai kỳ không. Điều này giúp mẹ hạn chế các biến chứng thai to, đa ối,…gây tăng tỷ lệ sảy thai, sinh non,…

– Lần khám thứ 6: Khi thai nhi 30 – 32 tuần tuổi

Lần khám này, mẹ bầu được siêu âm các dị tật bẩm sinh muộn như bẩm sinh tắc ruột, dị tật tim thai,…Lần khám thai định kỳ này cũng giúp ước tính kích thước thai nhi.

– Lần khám thai thứ 7: Khi thai 36 – 37 tuần tuổi

Đây là mốc khám thai quan trọng chuẩn bị cho vượt cạn nên mẹ cần thực hiện khá nhiều các loại xết nghiệm. Mẹ sẽ được khám với bác sĩ gây tê/gây mê, theo dõi nhịp tim thai và cơn co tử cung bằng, làm HIV test,… Mẹ cũng được kiểm tra dây rốn, nước ối, ngôi thai,… ở thời kỳ này.

– Từ lần khám thai thứ 8 – 10: Ở giai đoạn thai 37 – 39 tuần tuổi

Từ tuần thứ 37 trở đi là thời điểm mẹ chuẩn bị vượt cạn nên mẹ bạn cần đi siêu âm mỗi tuần 1 lần để kiểm tra huyết áp, nhau thai, dây rốn,…đồng thời theo dõi nhịp tim thai để theo dõi tình trạng bé và xử lý kịp lúc.

Trên đây là những mốc khám thai mẹ cần lưu ý thực hiện để đảm bảo thai nhi phát triển ổn định, khỏe mạnh, tránh những biến chứng thai kỳ nguy hiểm gây ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.

2. Mẹ bầu cần chú ý gì khi đi khám thai?

Để việc đi khám thai được thuận lợi và đạt hiệu quả cao, chị em cần lưu ý những điều sau:

– Đi đúng lịch khám thai và ghi nhớ lịch hẹn từ bác sĩ để quá trình theo dõi thai kỳ tốt nhất.

– Khi khám thai 3 tháng đầu, mẹ nên uống nhiều nước và không đi tiểu trước siêu âm để bác sĩ dễ quan sát thai nhi hơn. Ở các tháng sau của thai kỳ, mẹ cần đi tiểu trước khi siêu âm.

– Mẹ lưu ý nếu đi kiểm tra đường huyết thì không nên ăn tối thiểu 8 tiếng trước khi khám để kết quả chính xác nhất.

– Mẹ mặc các trang phục rộng rãi và đi giày bệt khi đi khám để quá trình thăm khám thuận lợi nhất.

– Không sử dụng đồ uống có chất kích thích như café, rượu, bia hay nước ngọt trước khi đi khám.

– Mang đầy đủ hồ sơ khám thai để bác sĩ dễ dàng theo dõi kết quả khám từng lần.

– Tâm lý thoải mái, cởi mở chia sẻ các vấn đề cùng bác sĩ.

Chi tiết lịch khám thai cho bà bầu mẹ cần lưu ý tuân thủ

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu khám thai tuần 38 cần chú ý những gì? 

Thu Cúc TCI là địa chỉ khám thai uy tín được nhiều mẹ bầu lựa chọn

Thu Cúc TCI là địa chỉ khám thai uy tín được nhiều chị em lựa chọn đồng hành trong suốt thai kỳ. Đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Phụ sản TW, bệnh viện Phụ sản Hà Nội,… trực tiếp chẩn đoán, tư vấn cho mẹ bầu. Trang thiết bị hiện đại, tân tiến như máy siêu âm 2D, 5D, máy monitor sản khoa,… được ứng dụng để hỗ trợ việc thăm khám, xét nghiệm chính xác nhất.

Hi vọng qua bài viết này, mẹ bầu có thêm thông tin về lịch khám thai định kỳ để chủ động thăm khám, giúp thai nhi phát triển an toàn và khỏe mạnh. Nếu mẹ có câu hỏi hay nhu cầu đặt lịch khám, hãy liên hệ ngay TCI nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *