Chích ngừa viêm gan B sớm giúp ngăn chặn sự lây nhiễm

Nếu không có đầy đủ kiến thức về bệnh truyền nhiễm thì nhiều người sẽ không quan tâm tới việc chủ động tiêm phòng. Trong đó, đến giờ vẫn còn có người thắc mắc, nghi ngại về việc có nên chích ngừa viêm gan B sớm hay không? 

Bạn đang đọc: Chích ngừa viêm gan B sớm giúp ngăn chặn sự lây nhiễm

1. Lý giải việc có nên chích ngừa viêm gan B sớm không?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tới sức khỏe con người, có số lượng mắc mới nằm trong top đầu các bệnh truyền nhiễm phổ biến hiện nay. Biến chứng do viêm gan B gây ra rất nặng nề: xơ gan, ung thư gan. Từ đó dẫn tới tử vong.

Bệnh viêm gan B được cảnh báo là căn bệnh “núp”  không có dấu hiệu rõ ràng. Có những người mắc bệnh trong thời gian dài nhưng không bộc lộ ra biểu hiện nào bất thường. Gồm 2 giai đoạn:

– Giai đoạn cấp tính: Là tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn, kéo dài trong 6 tháng kể từ khi tiếp xúc virus gây bệnh. Đa phần người bị viêm gan B cấp tính không có biểu hiện hoặc chỉ ở dạng nhẹ (mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng tiêu chảy, vàng da vàng mắt,…)

– Giai đoạn mạn tính: Là tình trạng nhiễm trùng gan từ 6 tháng trở lên. Các biểu hiện của bệnh ở giai đoạn này cũng không rõ ràng. Với trường hợp người bệnh đã mắc viêm gan B trong thời gian dài mới bộc lộ triệu chứng thì khả năng cao đó là những triệu chứng nguy hiểm của bệnh như: xơ gan, ung thư gan.

Để phòng bệnh hiệu quả, tốt nhất là nên chủ động chích ngừa viêm gan B đủ liều và đúng lịch. Vacxin hiện có hiệu quả phòng bệnh cao, lên tới 94-98%.

– Trẻ sơ sinh nên được tiêm phòng trong 24h đầu sau khi sinh.

– Người trưởng thành không rõ lịch sử tiêm chủng thì cần làm xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể trước khi tiêm. Sau đó hoàn thành 3 mũi tiêm trong vòng 6 tháng.

Chích ngừa viêm gan B sớm giúp ngăn chặn sự lây nhiễm

Tiêm phòng giúp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc viêm gan B

2. Đối tượng cần quan tâm tới việc tiêm ngừa viêm gan B

Virus viêm gan B có thể âm thầm lây nhiễm qua vết cắn, dụng cụ cá nhân, dụng cụ làm đẹp và thiết bị y tế không vệ sinh, không được khử khuẩn sạch. Dưới đây là một số trường hợp bạn không nên bỏ qua việc thực hiện tiêm ngừa bệnh viêm gan B:

2.1. Những người dùng chung đồ dùng cá nhân có nên chích ngừa viêm gan B?

Dùng chung các vật dụng dưới đây của người bị mắc bệnh cũng khiến nguy cơ lây nhiễm cao.

– Dao cạo râu.

– Bàn chải đánh răng.

– Lưỡi lam.

– Đồ bấm móng tay.

– Kéo.

Loại virus có thể khu trú và tồn tại ít nhất 7 ngày trên bề mặt của các đồ dùng này. Hơn nữa, các đồ dùng này còn có thể gây trầy xước da, niêm mạc trong quá trình sử dụng. Nếu dùng chung thì virus có thể truyền nhiễm sang người chưa mắc bệnh dễ dàng.

2.2. Người từng thực hiện các thủ thuật không đảm bảo an toàn

Các phương pháp phẫu thuật, tiểu phẫu tại cơ sở y tế không đảm bảo vô trùng, không được vệ sinh, khử trùng đúng cách cũng là một con đường lây nhiễm bệnh viêm gan B. Nguy cơ tăng cao gấp nhiều lần nếu người thực hiện thủ thuật có tải lượng virus cao nhưng lại không tuân thủ biện pháp phòng tránh.

Nhiều trường hợp vô tình nhiễm bệnh sau những lần làm đẹp ở cơ sở thẩm mỹ không uy tín hay lựa chọn các bệnh viện “chui” để chữa trị bệnh với chi phí cực rẻ.

2.3. Người thực hiện phương pháp làm đẹp xâm lấn có nên chích ngừa viêm gan B?

Xăm mình, xỏ khuyên, nặn mụn, làm móng,… là những cách thức làm đẹp được ưa chuộng hiện nay. Song hành với việc làm đẹp cho bản thân thì bạn cần lường trước được nguy cơ có thể nhiễm bệnh bất kỳ lúc nào. Trong quá trình làm đẹp không thể tránh khỏi tình huống gây chảy máu, đây chính là cơ hội virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể nếu chúng tồn tại trên các dụng cụ làm đẹp không được vệ sinh, khử khuẩn. Ví dụ:

– Thủ thuật xỏ khuyên phải dùng vật nhọn đâm xuyên qua da.

– Cắt móng, lấy da,… có thể gây xước bàn tay, chân.

Với các vật dụng chứa mầm bệnh thì virus hoàn toàn có thể tồn tại 7 ngày trên bề mặt và nhiều tháng trong vết máu khô. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài 10 – 20 năm.

Tìm hiểu thêm: Đối tượng cần tiêm vắc xin viêm màng não mủ

Chích ngừa viêm gan B sớm giúp ngăn chặn sự lây nhiễm

Nguy cơ nhiễm viêm gan B từ cách thức xăm hình rất cao

2.4. Người có quan hệ tình dục

Virus có trong tinh dịch của nam giới hoặc trong dịch tiết âm đạo của nữ giới nên có thể lây nhiễm cho đối phương nếu trong quá trình quan hệ tình dục tạo ra các vết xước nhỏ.

Nếu quan hệ tình dục không an toàn thì không chỉ có nguy cơ mắc viêm gan B mà bạn còn phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác.

Thay vì lăn tăn “có nên chích ngừa mũi viêm gan B hay không?” thì nên thay đổi suy nghĩ và chủ động tiêm phòng càng sớm càng tốt.

2.5. Từ mẹ sang con

Thai phụ nhiễm viêm gan B thì rất dễ lây truyền sang cho con. Có đến khoảng 90% trẻ sơ sinh mắc viêm gan B mạn tính khi mẹ không có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm.

Tỷ lệ lây nhiễm khác nhau ở từng giai đoạn, cụ thể:

– Giai đoạn mang thai: Do virus viêm gan B lây qua đường máu, mà trong giai đoạn này mẹ và thai nhi bị hạn chế về mặt tiếp xúc bởi hàng rào nhau thai. Do đó tỷ lệ lây truyền là rất thấp, chỉ khoảng 2%. Tuy nhiên, thai phụ tuyệt đối không được chủ quan. Cần kiểm tra, theo dõi và chủ động phòng ngừa để bệnh không có cơ hội tấn công.

– Giai đoạn chuyển dạ và sinh con: Có tỷ lệ lây truyền virus cao nhất, lên đến 90%. Khi chuyển dạ, tử cung bắt đầu co thắt, kèm theo sự co thắt của mạch máu xung quanh thai nhi. Khi trẻ chui qua âm đạo của mẹ thì có thể bị nhiễm virus thông qua tiếp xúc với máu của mẹ hoặc dịch âm đạo.

– Giai đoạn cho con bú: Tuy trong sữa non của mẹ được tìm thấy DNA của virus gây bệnh với nồng độ thấp, nhưng viêm gan B vẫn có khả năng lây qua đường sữa mẹ cho con bú. Nếu bé được tiêm phòng vacxin viêm gan B trong vòng 24h sau sinh thì tỷ lệ lây nhiễm rất thấp.

Chích ngừa viêm gan B sớm giúp ngăn chặn sự lây nhiễm

>>>>>Xem thêm: Giới thiệu về dịch vụ tiêm vaccine tại Thu Cúc TCI

Mẹ nhiễm viêm gan B trong quá trình mang thai có thể lây sang cho con khi sinh ra

Trên đây là những thông tin gửi tới bạn về việc “có nên chích ngừa mũi viêm gan B hay không?”. Có thể thấy, chích ngừa vacxin càng sớm sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân khỏi những con đường lây nhiễm bệnh không mong muốn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *