Bệnh quai bị dường như đã trở thành nỗi lo lắng của không ít bậc phụ huynh với biến chứng mà mọi người thường hay nhắc đến là “trẻ quai bị có thể dẫn đến vô sinh”. Nhưng liệu có phải quai bị chỉ có thể gây vô sinh hay chúng còn có những biến chứng nào khác mà bạn chưa biết? Bài viết sau đây, xin liệt kê 5 biến chứng “cực kỳ” nguy hiểm từ bệnh quai bị. Ba mẹ cần chú ý để có biện pháp phòng tránh tốt nhất trẻ.
Bạn đang đọc: Chớ bỏ qua 5 biến chứng nguy hiểm từ bệnh quai bị
Bệnh quai bị và biểu hiện
Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị là bệnh gây ra bởi một loại virus ARN thuộc Rubulavirrus trong họ Paramyxoviridae. Biểu hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt, thường gặp nhất là các tuyến mang tai. Khoảng 1/3 các trường hợp nhiễm bệnh không gây ra các triệu chứng sưng tuyến nước bọt rõ ràng trên lâm sàng. Bệnh thường thấy ở trẻ em với lứa tuổi từ 5 đến 14 tuổi.
- Biểu hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt, thường gặp nhất là các tuyến mang tai. (ảnh minh họa)
Các biểu hiện thường thấy của bệnh quai bị
- Những triệu chứng bệnh quai bị khi mới như trẻ cảm thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai, khó nhai (xuất hiện khoảng một đến hai ngày).
- Trẻ bắt đầu sốt cao từ 39 đến 40 độ C trong 3 đến 4 ngày, chảy nước bọt.
- Một bên má (tuyến mang tai) bắt đầu sưng to, sau một hoặc vài ngày sẽ lan sang bên kia gây đau khi nuốt nước bọt.
- Chỗ sưng đau nhưng không tấy đỏ, da bóng lên, ấn không lún, không hóa mủ, họng hơi đỏ.
5 biến chứng cực kỳ “nguy hiểm” của bệnh quai bị
Bệnh quai bị là một bệnh lành tính, nếu ba mẹ chăm sóc và điều trị đúng cách ít khi gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên một số trường hợp quai bị có thể gây ra một số biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho trẻ từ nhẹ đến nặng.
Tìm hiểu thêm: Cách điều trị bệnh thủy đậu đúng cách
- Bệnh quai bị nghe thì bình thường nhưng có thể để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ, ba mẹ cần chú ý. (ảnh minh họa)
Biến chứng 1: Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn
Biến chứng này gặp ở 20-35% nam giới sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị. Biến chứng thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày, nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.
Biến chứng 2: Nhồi máu phổi
Là biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn, gây huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.
Biến chứng 3: Viêm buồng trứng
Gặp ở 7% nữ giới sau tuổi dậy thì mắc quai bị, ít khi dẫn đến vô sinh hơn nam giới.
Biến chứng 4: Viêm tụy
Là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân bị đau bụng nhiều, buồn nôn, có khi tụt huyết áp gây biến chứng viêm tụy.
Biến chứng 5: Tổn thương dây thần kinh
Các tổn thương thần kinh như Viêm não có tỷ lệ 0,5%, bệnh nhân có các triệu chứng như thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác. Tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc, giảm thị lực, viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh.
Ngoài ra bệnh quai bị còn có thể gây ra một số biến chứng khác như: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu.
Điều trị bệnh quai bị như thế nào?
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh quai bị. Trẻ nhỏ đa số được tiêm phòng vaccine ngăn ngừa quai bị sẽ có tỷ lệ mắc quai bị thấp hơn. Khi trẻ bị mắc quai bị thì biện pháp điều trị chủ yếu là điều trị các triệu chứng như sau:
– Cần hạ sốt, hạ thân nhiệt cho trẻ bằng khăn ấm nếu sốt cao trên 38.5 độ C có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol phù hợp theo cân nặng và lứa tuổi của trẻ.
– Trẻ bị bệnh nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để phòng tránh lây nhiễm. Chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.
– Cách ly trẻ bị bệnh, không nên cho con đến những nơi đông người khoảng 2 tuần từ khi phát hiện ra trẻ bị mắc bệnh.
– Nghỉ ngơi, hạn chế vận động (đặc biệt là khi phát hiện tinh hoàn có hiện tượng sưng đau).
– Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng chuyên dụng. Như thế sẽ giảm tình trạng khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển.
– Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
– Ăn đa dạng các loại rau xanh và quả tươi giúp bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch.
– Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần sớm đưa đến bệnh viện.
Biện pháp phòng ngừa bệnh quai bị trong cộng đồng
>>>>>Xem thêm: Trẻ tiêm phòng sởi về có bị sốt không?
- Hệ thống y tế Thu Cúc là đơn vị chăm sóc sức khỏe uy tín cho cả trẻ em và người lớn với tiêu chí thăm khám cẩn thận, phục vụ chu đáo, hạn chế kháng sinh đang được rất nhiều phụ huynh tin tưởng và lựa chọn.
Để phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em, ba mẹ cần lưu ý những điều sau:
– Không nên cho trẻ tiếp xúc với những người, những vùng đang nghi ngờ bị nhiễm bệnh.
– Cần vệ sinh sạch sẽ tay cho trẻ bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi trẻ ra ngoài chơi và nô đùa cùng các bạn.
– Có thể cho con tạm nghỉ học một vài hôm nếu như dịch bệnh đang bùng phát tại lớp, trường học của trẻ.
– Cho uống ăn đầy đủ, bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ, vitamin C để tăng cường sức để kháng cho con.
– Thường xuyên cho trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ và cho con thăm khám với bác sĩ sớm khi có các dấu hiệu bất thường.
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc – địa chỉ Uy tín quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, trên 30 năm kinh nghiệm và phác đồ điều trị hạn chế kháng sinh. Đây là địa chỉ đáng tin cậy được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.