Rạn xương chậu là một dạng của gãy xương chậu tức là gãy xương kín, không bị di lệch (xương chưa tách ra khỏi chiều dọc, chiều ngang hoặc chưa lòi ra ngoài da). Rạn xương chậu nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách có thể để lại di chứng nghiêm trọng.
Bạn đang đọc: Chớ chủ quan khi bị rạn xương chậu để tránh biến chứng nguy hiểm
Theo các chuyên gia y tế, xương chậu được bọc kiên cố bởi các tế bào canxi và phần lõi tủy mềm, nơi các tế bào máu được sản sinh. Rạn, nứt xương thường xảy ra khi có một lực rất mạnh tác động vào. Lực này vượt quá sức chịu đựng của xương vì thế ảnh hưởng nặng nề tới cấu trúc xương.
Lý do khiến xương chậu bị rạn
Có rất nhiều nguyên nhân gây rạn xương chậu:
Tuổi tác
Rạn xương chậu hay gặp phải ở phụ nữ sau mãn kinh và cao tuổi
Tai nạn
Tai nạn lao động, tai nạn giao thông hay tai nạn nghề nghiệp, tai nạn do chơi thể thao, vận động quá sức.
Rạn xương chậu thường gặp ở người cao tuổi, té ngã, chấn thương do tai nạn….
Té ngã
Trượt chân té ngã khi lên xuống cầu thang hoặc do bị đánh, chém bằng vật cứng vào khu vực xương chậu cũng gây rạn
Mắc bệnh lý xương khớp
Có một số bệnh lý về xương khớp có thể gây nứt, rạn xương chậu như thoái hóa xương chậu, viêm xương chậu, loãng xương, u xương…
Rạn xương chậu có thể gặp phải ở cả nam và nữ, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Chính vì thế, khi thấy xuất hiện các bất thường ở khung xương chậu, vị trí quanh xương chậu, bệnh nhân cần tới ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa Cơ xương khớp để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.
Các bất thường ở xương chậu khi bị rạn xương chậu gồm:
- Đau ở vị trí có vấn đề
- Gặp khó khăn khi vận động, khó đi đứng, sinh hoạt
- Tại vị trí rạn, các tổ chức cơ, gân, da có thể sưng nề, bầm tím, biến dạng…
Biến chứng gặp phải khi rạn xương chậu
Rạn xương chậu nếu không được phát hiện và kịp thời xử lý sẽ để lại biến chứng nghiêm trọng.
- Gặp khó khăn khi sinh nở ở phụ nữ trong độ tuổi mang thai
- Khó khăn khi vận động, sinh hoạt, đi lại
- Biến chứng gãy xương chậu, gãy khung chậu
- Nặng nề nhất là có thể bị tàn phế
Cách điều trị rạn xương chậu
Khi bị chấn thương, tai nạn gây đau nhức, khó chịu ở vùng xương nào đó, trong đó có xương chậu, bệnh nhân cần nhanh chóng tới bệnh viện.
Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu cần phải làm gì để phòng tránh bệnh gút?
Tùy vào mức độ rạn xương chậu, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp
Để chẩn đoán chính xác rạn, nứt hay gãy xương, hoặc vấn đề nào khác ở xương chậu, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang, chụp CT hoặc MRI. Tùy vào mức độ rạn, nứt xương chậu hoặc gãy xương chậu, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Thông thường với rạn xương chậu, người bệnh cần tiến hành bó bột, nẹp vị trí xương bị tổn thương, kết hợp nằm bất động và sử dụng thuốc giảm đau, chống phù nề.
Lưu ý sau rạn xương chậu
Sau điều trị rạn xương chậu, người bệnh cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, vận động để chóng liền xương, ngăn ngừa tái phát bệnh.
Chế độ dinh dưỡng
Bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu canxi giúp tái tạo xương, phục hồi nhanh chóng tình trạng rạn nứt. Tránh các thực phẩm ảnh hưởng tới cấu tạo xương, khả năng lành bệnh như rượu bia, thuốc lá, cà phê, thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ…
>>>>>Xem thêm: Giúp bạn hiểu đúng về bệnh loãng xương độ 3
Bổ sung những thực phẩm giàu canxi rất có lợi cho người bệnh rạn xương chậu
Chế độ luyện tập
Sau rạn xương chậu, người bệnh nên luyện tập thể dục thể thao hàng ngày với mức độ vừa phải để tránh cứng khớp xương, giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng. Tránh những động tác mạnh hoặc xoay vặn người quá mức có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Chế độ sinh hoạt
Trong sinh hoạt, người bệnh cần chú ý tránh làm việc nặng, không bê vác hoặc kéo, nâng đỡ những đồ vật nặng; Tránh ngồi xổm, đi đứng quá lâu;
Ngoài việc tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ, người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà và tái khám kiểm tra theo đúng lịch hẹn. Đặc biệt cần đi khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường ở vị trí rạn xương chậu như đau nhức kéo dài, khó đi lại, sinh hoạt…
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.