Cho con bú khi mang thai có nguy hiểm không là câu hỏi nhiều mẹ bầu lo lắng khi không may “vỡ kế hoạch sớm”. Làm thế nào để cả “con trong, con ngoài” đều được an toàn và khỏe mạnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu tìm hiểu được nhiều thông tin hơn về vấn đề này.
Bạn đang đọc: Cho con bú khi mang thai có nguy hiểm không
An toàn cho con bú khi mang thai
Nhiều mẹ lo lắng cho con bú khi mang có an toàn không
Cho con bú khi đang mang thai có an toàn không là câu hỏi nhiều mẹ bầu thắc mắc khi vừa nuôi con vừa mang thai. Có nhiều chị em lo lắng những cơn co tử cung khi em bé bú sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Nguyên nhân là do hormone oxytocin được sinh ra trong quá trình em bé bú, có khả năng kích thích co bóp tử cung. Tuy nhiên trên thực tế, lượng hormone này sinh ra với lượng cực thấp và những cơn co bóp là vô hại tới thai nhi và khó có khả năng gây sảy thai.
Ngược lại, khi mang thai, cơ thể mẹ cũng sản sinh một số hormone có thể chuyển trực tiếp vào sữa mẹ nhưng mức độ cũng rất ít. Cơ thể mẹ lúc này cũng bắt đầu sản xuất sữa non, chính vì thế bé lớn có thể phản ứng với sữa mẹ. Tuy nhiên thì sữa mẹ hoàn toàn không gây hại cho em bé đang bú.
Chính vì vậy khi mẹ bầu đang có một thai kỳ khỏe mạnh, và cũng không có bất cứ khuyến cáo nào của bác sĩ sản khoa thì việc cho con bú khi mang thai hoàn toàn an toàn.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ khi vừa mang bầu, vừa cho con bú
Khi vừa mang thai vừa cho con bú, cơ thể mẹ sẽ rất mệt mỏi và cần rất nhiều dinh dưỡng để đảm bảo cho cả 3 phát triển. Khi chăm sóc mẹ bầu đang cho con bú, cần đặc biệt quan tâm khẩu phần ăn hàng ngày và chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất. Theo khuyến cáo từ chuyên gia, nếu 3 tháng đầu mang thai nếu em bé lớn có bổ sung ăn dặm hoặc uống sữa công thức thì mẹ cần bổ sung 500 calo/ngày. Nếu bé lớn dưới 6 tháng tuổi và hoàn toàn bú mẹ thì lượng calo cần cung cấp mỗi ngày là 650 calo. Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ cần bổ sung ít nhất 850 calo mỗi ngày và vào 3 tháng cuối lượng calo cần bổ sung là 1000 calorie mỗi ngày.
Mẹ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để nuôi lớn thai nhi và cho con bú Cho con bú khi đang mang thai có nguy hiểm không
Tùy theo cơ địa và nhu cầu của từng chị em khi vừa nuôi con vừa mang thai, lượng calo một ngày có thể thay đổi lên xuống. Để tốt nhất cho mẹ, bé lớn và thai nhi, chị em nên gặp bác sĩ dinh dưỡng tư vấn về khẩu phần ăn hàng ngày.
Một số dinh dưỡng thiết yếu mẹ cần bổ sung đó là:
Acid folic
Tham khảo liều lượng phù hợp từ bác sĩ để bổ sung axit folic mỗi ngày nhằm phòng tránh các dị tật ống thần kinh cho trẻ. Mẹ có thể uống viên uống bổ sung, ngoài ra có thể sử dụng các thực phẩm giàu axit folic như bông cải xanh, rau chân vịt, sữa, ngũ cốc nguyên hạt,quả bơ,….
Sắt
Bổ sung sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ. Mẹ có thể sử dụng viên sắt hoặc bổ sung từ nguồn tự nhiên bằng ăn nhiều thịt đỏ, một số loại rau, củ như rau muống, củ dền… Mẹ cũng cần uống nhiều trái cây chứa vitamin C như cam giúp tăng cường hấp thu sắt, tăng đề kháng cho thai nhi và em bé lớn.
Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc răng trắng sáng 99,9% hiệu quả
Một số thực phẩm giúp mẹ bổ sung sắt tự nhiên
Iod
Khi mang thai và cho con bú, cần bổ sung iod để em bé lớn và thai nhi phát triển đầy đủ về thể chất và não bộ. Hàm lượng iot cần mỗi ngày trong giai đoạn mang thai và cho con bú là 100-150μg mỗi ngày. Iot có nhiều trong các loại cá biển, muối bổ sung iod. Nếu có bệnh lý chức năng tuyến giáp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ của mình.
Vitamin D
Vitamin D được hấp thụ tự nhiên từ ánh sáng mặt trời qua da nên mẹ bầu và bé lớn nên phơi nắng ít nhất 10 phút mỗi ngày, tốt cho cả hai mẹ con. Nếu mẹ ít được tiếp xúc với nắng cần uống bổ sung vitamin D khoảng 800 đơn vị mỗi ngày.
Ngoài ra, mẹ cần nắm rõ nguyên tắc dinh dưỡng sau
- Thực hiện chế độ ăn khoa học và đa dạng chứ không phải ăn nhiều là tốt. Cần bổ sung đủ lượng nước để thai nhi phát triển tốt, bé lớn khỏe mạnh.
- Không có chế độ ăn riêng biệt nào cho mẹ vừa mang thai vừa nuôi con bú, thay vào đó, mẹ nên ăn nhiều rau, củ, ngũ cốc, sữa tách béo và các chế phẩm từ sữa, cá, thịt. Mẹ cũng cần bổ sung DHA, omega-3 tự nhiên qua thực phẩm như cá thu, cá hồi.. hoặc viên uống để giúp trẻ phát triển đầy đủ não bộ.
Những trường hợp mẹ không nên cho con bú khi mang thai
Mặc dù mẹ bầu cho con bú là an toàn. Song, với mẹ bầu thuộc các trường hợp được nêu dưới đây thì cần thay thế việc cho bé bú mẹ sang sử dụng sữa công thức hoặc chế độ ăn dặm phù hợp.
- Mẹ bầu mang đa thai
- Mẹ bầu có tình trạng xuất huyết âm đạo
- Mẹ bầu có nguy cơ gặp tai biến sản khoa
Mẹ bầu mang đa thai, xuất huyết âm đạo hoặc có nguy cơ tai biến sản khoa không nên cho con bú khi mang thai
Các câu hỏi thường gặp về cho con bú khi mang thai
Mẹ vừa bầu vừa nuôi con bú có rất nhiều những thắc mắc cần giải đáp. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp ở nhiều chị em.
Nếu không thể cho con bú khi mang thai, chị em nên làm gì?
Trong trường hợp sức khỏe không đảm bảo để cho con bú khi mang thai, mẹ cần bổ sung cho bé lớn những dinh dưỡng thông qua thực phẩm thay thế như sữa công thức. Khi bé từ 6 tháng tuổi có thể dần bổ sung ăn dặm, mẹ nên tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn dặm phù hợp nhất cho con. Cho con bú khi mang thai có nguy hiểm không
Khi mang thai, liệu sữa có đủ cho con không?
Thực tế khi mang thai, lượng sữa và thành phần sữa sẽ giảm vào khoảng tháng thứ tư của thai kỳ. Lo lắng không đủ lượng sữa cho con, mẹ nên đến gặp bác sĩ tư vấn và có thể bổ sung nguồn sữa ngoài cho con.
Khi nào không nên cho con bú khi mang thai?
Như đã đề cập bên trên, một số trường hợp như mẹ mang đa thai, có nguy cơ tai biến đều không nên cho con bú khi mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
>>>>>Xem thêm: Thai phụ mổ đẻ dọc hay ngang tốt hơn? Khi nào đẻ mổ?
Khi không thể cho con bú khi mang thai mẹ cần bổ sung cho con sữa công thức hoặc ăn dặm
Trên đây là những thắc mắc và câu hỏi thường gặp khi Cho con bú khi mang thai có nguy hiểm không. Tuy nhiên, để chăm sóc tốt nhất sức khỏe của mẹ và bé, mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ theo đúng lịch để theo dõi xuyên suốt và giúp phát hiện sớm những nguy cơ có thể xảy ra. Đồng thời, mẹ cũng sẽ được tư vấn từ bác sĩ về chế độ chăm sóc, ăn uống, sinh hoạt hợp lý nhất để vừa tốt cho thai nhi, vừa tốt cho em bé lớn.
Tin liên quan
- Máu báo thai là gì, xuất hiện khi nào – Mẹ bầu đã biết
- Thời gian thụ thai là bao nhiêu ngày
- Thử thai vào thời điểm nào là tốt nhất
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.