Chớ nên coi thường triệu chứng khàn tiếng kéo dài

Khàn tiếng là tình trạng âm sắc giọng bị thay đổi khiến chúng ta khó nói hay mất giọng. Đây là vấn đề thường gặp khi ta bị viêm đường hô hấp. Nhưng nếu khàn tiếng kéo dài nhiều ngày, bạn cần coi chừng bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Bạn đang đọc: Chớ nên coi thường triệu chứng khàn tiếng kéo dài

1. Khàn tiếng kéo dài do đâu?

Người bị khàn tiếng thông thường sẽ mất một vài ngày để phục hồi chức năng dây thanh quản, giảm dần các triệu chứng khô, ngứa họng. Tuy nhiên, khi tình trạng này tiếp diễn hơn 10 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, chúng ta cần cẩn trọng với nó. Vậy nguyên nhân nào gây nên vấn đề khàn giọng kéo dài?

1.1. Những nguyên nhân gây khàn tiếng kéo dài

Khản tiếng xảy ra khi đường hô hấp bị viêm nhiễm. Trong đó viêm dây thanh quản là tác nhân chính. Trường hợp khàn giọng thông thường, dây thanh quản bị viêm cấp tính do thói quen sinh hoạt, đặc thù nghề nghiệp,…khiến dây phải hoạt động quá công suất. Viêm dây thanh mạn tính gây khàn tiếng thời gian dài có thể do các bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Chớ nên coi thường triệu chứng khàn tiếng kéo dài

Giọng khan xảy ra khi đường hô hấp bị viêm nhiễm, trong đó viêm dây thanh quản là tác nhân chính

Viêm amidan

Là viêm hạch bạch huyết cổ họng do nhiễm trùng virus hay vi khuẩn. Các triệu chứng phổ biến của bệnh thường là sưng họng, sốt, đau họng, khó thở. Nếu bệnh ủ lâu sẽ lây lan sang các cơ quan khác như dây thanh quản gây khàn tiếng.

Trào ngược dạ dày – thực quản

Bệnh về đường tiêu hóa khiến axit dạ dày trào ngược làm tổn thương niêm mạc họng và dây thanh, gây đau họng, mất giọng.

Hạt xơ dây thanh quản

Dây thanh bị tổn thương, có khối u nhỏ mọc đối xứng. Bệnh kéo theo các biểu hiện đau họng, khan tiếng.
Nguy hiểm hơn, đây còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh ung thư như: Ung thư thanh quản, u tuyến giáp, u vòm họng, u trung thất…

Chớ nên coi thường triệu chứng khàn tiếng kéo dài

Hình ảnh mô tả hạt xơ dây thanh quản

1.2. Khàn tiếng kéo dài – Hồi chuông cảnh báo ung thư

Theo nhiều nghiên cứu, quá trình khản tiếng diễn ra từ 3 tuần trở lên có thể là dấu hiệu của ung thư thanh quản. Theo thời gian, mức độ khàn ngày càng nghiêm trọng, kéo theo các dấu hiệu như khó nuốt, đau họng, khó thở, ho ra máu, thậm chí là mất tiếng hoàn toàn. Bệnh chỉ mất một thời gian ngắn để phát triển và di căn tới các cơ quan khác như phổi. Nếu như không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng. Tỷ lệ sống sau 5 năm của người được sàng lọc và điều trị sớm lên tới 70%. Tuy nhiên khi bệnh ở giai đoạn di căn, tỷ lệ này chỉ còn dưới 10%. Đây cũng là căn bệnh phổ biến chiếm tới 20% tổng số ca mắc các loại ung thư khác nhau.

Không chỉ có ung thư thanh quản, u vòm họng, u tuyến giáp,… cũng có chung biểu hiện khàn giọng, mệt mỏi, ho,… Các dấu hiệu này mờ nhạt và khó phát hiện, khiến người bệnh chủ quan. Khi bệnh nặng hơn thì việc chữa trị đã khó khăn hơn rất nhiều.
Do vậy, để ngăn chặn sớm nguy cơ mắc “án tử”, y học luôn khuyến khích mỗi người kiểm soát sức khỏe bản thân. Đặc biệt tới gặp bác sĩ ngay khi gặp vấn đề khàn giọng dai dẳng không dứt.

Tìm hiểu thêm: Hút xoang mũi thực hiện thế nào?

Chớ nên coi thường triệu chứng khàn tiếng kéo dài

Khản giọng từ 3 tuần trở lên có thể là dấu hiệu của ung thư thanh quản

2. Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị khản tiếng lâu ngày?

Để đưa ra được phương án xử lý cho người bị khàn giọng kéo dài, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Thăm khám tổng quát

Ở bước đầu tiên, bác sĩ kiểm tra sơ bộ họng của bệnh nhân bằng dụng cụ chuyên dụng. Mục đích của bước này nhằm chẩn đoán vị trí viêm nhiễm, mức độ khàn tiếng. Đồng thời thu thập thông tin về các dấu hiệu khác như sốt, ho, khó thở,… Người bệnh nên chia sẻ thẳng thắn về những bất thường sức khỏe, thói quen sinh hoạt hàng ngày và tiền sử bệnh lý. Điều này giúp kết quả khám chính xác hơn.

Khám chuyên sâu

Thông qua bước 1, bác sĩ đã có những tiên lượng ban đầu về nguyên nhân và tình trạng khàn tiếng. Để phát hiện chính xác bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các danh mục khám chuyên sâu hơn như:
– Xét nghiệm, đo lường nồng độ các chất chỉ điểm ung thư trong máu
– Nội soi họng, thanh quản để sàng lọc dấu hiệu viêm nhiễm bất thường

Chớ nên coi thường triệu chứng khàn tiếng kéo dài

Nội soi họng, thanh quản để sàng lọc dấu hiệu viêm nhiễm bất thường

– Cấy dịch họng tìm vi khuẩn
– Chẩn đoán hình ảnh bằng chụp X-quang, MRI, CT

Kết thúc quy trình khám, bác sĩ sẽ dựa theo kết quả từng danh mục, xác nhận tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân cùng phác đồ điều trị thích hợp.

Điều trị khàn tiếng thời gian dài

Trường hợp khan giọng vì những nguyên nhân thông thường, bệnh nhân được chỉ định dùng các loại thuốc giúp tiêu viêm, giảm đau, long đờm, chống phù nề,… Đồng thời bác sĩ cũng đưa ra những lời khuyên cải thiện sức khỏe tại nhà.
Nếu viêm thanh quản dạng lành tính do hạt xơ, u nang,.. bệnh nhân cần được can thiệp nội khoa để phẫu thuật bóc tách, loại bỏ tổn thương.
Trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư về đường hô hấp, bác sĩ cần gấp rút đưa ra phương pháp để điều trị kịp thời.
Như vậy, dù là nguyên nhân gì, mọi người đều không nên chủ quan với khan tiếng kéo dài. Hãy chủ động thăm khám để phát hiện sớm nguyên nhân cũng như tiến hành chữa trị dứt điểm.

Chớ nên coi thường triệu chứng khàn tiếng kéo dài

>>>>>Xem thêm: Viêm tai giữa trẻ em: Mùa hè, ba mẹ cần đặc biệt cẩn trọng

Mỗi người nên kiểm soát sức khỏe và thăm khám ngay khi gặp vấn đề đường hô hấp

3. Cách phòng ngừa khàn tiếng kéo dài

Chỉ với một vài thay đổi thói quen sinh hoạt mỗi ngày, ai cũng có thể phòng tránh các nguy cơ gây khàn tiếng nói riêng, các bệnh về đường hô hấp nói chung:
– Nói không với thuốc lá và các chất kích thích
– Vệ sinh tay, tai mũi họng thường xuyên và đúng cách
– Uống đủ nước mỗi ngày
– Hạn chế nói liên tục hoặc la hét trong thời gian dài
– Giảm thiểu đồ uống có cồn, cafein, thức uống làm mất nước
– Hạn chế thói quen hắng giọng
– Làm ẩm không khí xung quanh môi trường sống
– Bổ sung thực phẩm tốt cho đường hô hấp mỗi ngày
– Kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ 1-2 lần/năm
Tóm lại, khản tiếng kéo dài sẽ không quá nguy hiểm nếu mỗi chúng ta có đủ kiến thức để thăm khám và điều trị sớm. Bên cạnh đó, hãy luôn kiểm soát sức khỏe của mình đúng và đủ.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *