Chọc sinh thiết u phổi là bước xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán u phổi lành tính hay ác tính. Rất nhiều bệnh nhân được chỉ định chọc sinh thiết lo lắng không biết chọc sinh thiết u phổi có đau không.
Bạn đang đọc: Chọc sinh thiết u phổi có đau không?
1. Chọc sinh thiết u phổi có đau không?
Chọc sinh thiết u phổi là kỹ thuật quan trọng giúp xác định u phổi lành tính hay ác tính
Phương pháp chọc sinh thiết u phổi phổ biến được thực hiện hiện nay là sinh thiết bằng kim xuyên thành ngực dưới sự hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính. Mục đích của chọc sinh thiết u phổi là phân biệt u lành tính hay ác tính tại phổi, chẩn đoán chính xác loại ung thư phổi, kết hợp với các xét nghiệm, chẩn đoán khác để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Chọc sinh thiết u phổi có đau không? Các bác sĩ chuyên khoa cho biết việc chọc sinh thiết ngày nay được thực hiện đơn giản và an toàn hơn rất nhiều do kỹ thuật ngày càng được cải tiến. Trước khi tiến hành chọc sinh thiết, bệnh nhân sẽ được gây tê từ da đến lá thành màng phổi nên người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn.
2. Chọc sinh thiết u phổi được thực hiện như thế nào?
Chọc sinh thiết u phổi bằng kim xuyên thành ngực dưới sự hướng dẫn siêu âm được thực hiện như sau:
2.1. Chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân
Bệnh nhân được giải thích kĩ sinh thiết để bệnh nhân yên tâm và phối hợp tốt, tránh tâm lý hoang mang dẫn đến căng thẳng, ảnh hưởng đến quá trình lấy bệnh phẩm
2.2. Xác định vị trí chọc kim và tiến hành lấy mẫu sinh thiết
- Người bệnh được tiêm thuốc dưới da trước khi tiến hành sinh thiết khoảng 15 phút
- Bệnh nhân được đưa lên bàn chụp cắt lớp vi tính. Dựa trên kết quả chụp cắt lớp ban đầu bác sĩ sẽ xác định được tổn thương về vị trí, kích thước, tính chất tổn thương trong phổi xác định vị trí chính xác nhất để chọc kim.
- Bệnh nhân được gây tê từ da đến lá thành màng phổi bằng bơm và kim tiêm riêng.
- Một vết nhỏ tại vị trí đưa kim sinh thiết được rạch nhỏ. Kim dẫn phục vụ sinh thiết được chọc qua da ở vị trí đánh dấu, kim đi sát bờ trên xương sườn. Lúc này, việc đối chiếu với phim chụp rất quan trọng để xem đầu kim đã đến đúng vị trí chưa
- Khi kim đã đến đúng vị trí thì nòng kim dẫn đường được rút ra, bác sĩ sẽ đưa kim cắt đã chuẩn bị sẵn vào trong nòng kim dẫn đường và tiến hành cắt để lấy bệnh phẩm. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định lấy một hoặc nhiều mẫu bệnh phẩm nghi ngờ tại các vị trí khác nhau.
2.3. Theo dõi biến chứng để xử lý kịp thời
Tìm hiểu thêm: Tưởng rong kinh đi khám hóa ra bị ung thư cổ tử cung
>>>>>Xem thêm: Máu trong phân là bệnh gì?
Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực vừa có giá trị hướng dẫn, vừa có giá trị đánh giá tình trạng biến chứng có thể gặp sau sinh thiết
- Sau khi sinh thiết, bệnh nhân được chup lại phim cắt lớp vi tính để đánh giá các tai biến như chảy máu màng phổi, tràn khí màng phổi…
- Chụp lại X quang sau 24 giờ sinh thiết để đánh giá thêm tình trạng biến chứng có thể gặp.
Trên đây là những thông tin giải đáp chọc sinh thiết u phổi có đau không. Để đăng kí khám tại Bệnh viện Thu Cúc và biết thêm thông tin chi tiết, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 55 88 92.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.