Sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng là từ khóa được tìm kiếm rất nhiều hiện nay. Bởi, suy dinh dưỡng là vấn đề khá phổ biến với trẻ nhỏ. Đặc biệt, trong cuộc sống hiện đại hiện nay, khi ba mẹ càng bận rộn, thì trẻ càng dễ biếng ăn, suy dinh dưỡng. Giải pháp về sữa dinh dưỡng cho trẻ là lựa chọn hợp lý, và là điều mà cha mẹ cũng như các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Hiện nay, cũng có rất nhiều loại sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng trên thị trường. Hiểu về vấn đề suy dinh dưỡng cũng như tiêu chí sản phẩm sẽ giúp cha mẹ lựa chọn sữa dinh dưỡng phù hợp cho con.
Bạn đang đọc: Chọn sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng phù hợp, đúng cách
1. Trẻ bị suy dinh dưỡng là như thế nào?
1.1. Tìm hiểu về bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ
Suy dinh dưỡng ở trẻ là tình trạng trẻ bị thiếu hụt năng lượng, lipid, protein và vi chất dinh dưỡng cần thiết, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng có thể ở mọi độ tuổi, nhưng thường xảy ra nhất là độ từ 6 tháng đến 24 tháng.Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ có thể xảy ra do nhiều lý do:
– Do những sai lầm trong cách nuôi dưỡng con của cha mẹ. Những sai lầm này có thể do việc mẹ cai sữa cho trẻ từ quá sớm, mẹ không cho trẻ bú đầy đủ, trẻ ăn dặm từ quá sớm, thiếu hụt hoặc không cân bằng dinh dưỡng trong thức ăn của trẻ,…
– Do trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến trẻ hấp thu kém và gây suy dinh dưỡng. Tình trạng này có thể do trẻ uống kháng sinh và gặp tác dụng phụ của kháng sinh, hoặc do thức ăn bị nhiễm khuẩn,…
– Do trẻ biếng ăn, hoặc trẻ thường ăn không đa dạng các loại thực phẩm, dinh dưỡng, khiến thiếu hụt, không cân bằng dưỡng chất trong trẻ.
1.2. Nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng
Trẻ suy dinh dưỡng thường có thể trạng thấp bé và nhẹ cân hơn so với những trẻ đồng trang lứa. Trẻ cũng có biểu hiện chậm nói, hạn chế những hoạt động thể lực, dễ chậm phát triển,…
Nếu quá trình suy dinh dưỡng kéo dài, trẻ có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn như việc chậm phát triển trí thông minh, khả năng giao tiếp cũng ảnh hưởng, giảm khả năng đề kháng, và trẻ dễ bị biến chứng và gây ra những bệnh lý nguy hiểm lâu dài.
Suy dinh dưỡng ở trẻ có thể được biểu hiện với những chi tiết sau:
– Cân nặng không tăng đều như trước, hoặc tăng nhưng không như dự kiến. Hoặc trẻ giảm cân trong 3 – 6 tháng.
– Trẻ cuối khóc nhiều bất thường, ít hoạt động vui chơi, cơ thể kém linh hoạt, chậm chạp hơn.
– Cơ thể của trẻ không chắc chắn, bắp tay bắp chân mềm nhão, bụng to dần.
– Trẻ chậm các hoạt động như lẫy, bò, ngồi, đi,…
1.3. Phân biệt các loại suy dinh dưỡng ở trẻ
Đánh giá và phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ sẽ dựa trên các chủ số như cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao . Theo đó, suy dinh dưỡng ở trẻ sẽ được chia làm 3 dạng như sau:
– Suy dinh dưỡng thể thấp còi: là thể suy dinh dưỡng mà chiều cao của trẻ thấp hơn chiều cao tiêu chuẩn trung bình của độ tuổi và giới tính đó.
– Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: là thể suy dinh dưỡng mà cân nặng của trẻ thấp hơn tiêu chuẩn cân nặng trung bình trong cùng độ tuổi và giới tính đó.
– Suy dinh dưỡng thể gầy còm: Là tình trạng cả chiều cao và cân nặng của trẻ đều ở mức thấp hơn chiều cao và cân nặng của độ tuổi và giới tính đó.
Phân loại các dạng suy dinh dưỡng
Ngoài ra, dựa vào hình thái, suy dinh dưỡng ở trẻ có thể được phân loại theo 3 dạng như sau:
– Suy dinh dưỡng thể phù: Là một trong những thể suy dinh dưỡng nặng, khó điều trị, có tỷ lệ tử vong cao, thường do sự thiếu hụt protid, các vi chất dinh dưỡng gây nên. Trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù óc những đặc điểm: phù nhưng chân tay khẳng khiu, teo tóp; rối loạn sắc tố da với những đốm đỏ, đen,…; trẻ quấy khóc; tóc thưa dễ rụng; nôn trớ; tiêu chảy;…
– Suy dinh dưỡng thể teo đét: Cũng là 1 thể suy dinh dưỡng nặng, thường do trẻ không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết gây nên. Với thể bệnh này, trẻ thường gầy, chán ăn, mệt mỏi, ít vận động, mất toàn bộ lớp mỡ dưới da và thường xuyên rối loạn tiêu hóa.
– Suy dinh dưỡng thể hỗn hợp: là hình thức kết hợp hai hình thức trên, thường do trẻ thiếu hụt vitamin, khoáng chất, protid cũng như năng lượng cần thiết cho cơ thể.
2. Chọn sữa dành cho trẻ em suy dinh dưỡng đúng cách
Với mỗi thể suy dinh dưỡng, lượng chất cần nạp vào cơ thể của mỗi bé là khác nhau. Ba mẹ có thể lựa chọn sữa bột hay các loại sữa khác để bé dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng. Khi chọn sữa dinh dưỡng cho con, cha mẹ cần chú ý:
– Chọn sữa có hương vị phù hợp vị giác trẻ
Nên chọn các sữa có vị giống sữa mẹ để bé dễ dàng làm quen, tiếp nhận sữa nhanh hơn. Nhiều trẻ không chịu uống sữa ngoài, nguyên nhân chính cũng thường do vấn đề “lạ vị” này.
– Chọn sữa phù hợp với độ tuổi của bé
Các công thức sữa được tạo nên thùy thuộc vào khả năng hấp thu cũng như phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Do đó, cần lựa chọn sữa theo đúng độ tuổi của bé.
Tìm hiểu thêm: Béo phì ở trẻ em: nguyên nhân, tác hại và cách điều chỉnh
Chọn sữa theo đúng độ tuổi của trẻ
– Chọn sữa có thành phần phù hợp cho thể trạng của trẻ
Nên chọn sữa có đầy đủ các thành phần quan trọng cần bổ sung hằng ngày cho trẻ, như DHA, sắt, kẽm, axit folic, canxi, vitamin, lipid,… Đồng thời, đáp ứng số lượng thành phần vitamin và chất khoáng mà trẻ đang thiếu hụt và gây suy dinh dưỡng ở trẻ. Nên chọn những sữa có thể cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ để bù vào năng lượng bị thiếu hụt.
– Chọn sữa theo vị trẻ yêu thích
Với những trẻ lớn hơn, trẻ có thể yêu thích các vị như dâu, vani, … Ba mẹ có thể theo sở thích của trẻ để chọn sữa phù hợp cho con, để con uống sữa ngon miệng mà lại bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho tình trạng suy dinh dưỡng của con.
3. Những lưu ý bên cạnh việc cho trẻ suy dinh dưỡng dùng sữa
Bên cạnh việc dùng sữa bổ sung dinh dưỡng cho con, cha mẹ nên chú ý xác định con đang thiếu chất như thế nào, tình trạng và mức độ suy dinh dưỡng của con ra sao. Thăm khám Nhi sẽ giúp con xác định được hàm lượng vi chất trong con, xác định chất con cần bổ sung, kiểm tra khả năng hấp thụ để đưa cho con cách hiệu quả để tránh và thoát khỏi suy dinh dưỡng.
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo: Con đường lây nhiễm HP cho trẻ!
Cho con khám dinh dưỡng để theo dõi sự phát triển của trẻ
Bên cạnh việc bổ sung sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng, cha mẹ cũng cần chú ý xây dựng cho con thực đơn giàu năng lượng và dinh dưỡng. Đồng thời, nên khuyến khích con tập thể thao phù hợp để nâng cao đề kháng cũng như khả năng vận động của bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.