Có những anh chồng khi vợ mang thai cũng cảm thấy cơ thể mình có những thay đổi như: mệt mỏi, buồn nôn, nhạy cảm với mùi….giống như vợ. Liệu có hiện tượng chồng nghén thay vợ hay không?Chồng nghén thay vợ: Có hay không
Bạn đang đọc: Chồng nghén thay vợ: Có hay không?
1. Triệu chứng nghén thay vợ
1.1. Lo lắng
Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng người đàn ông dù ở gần hay xa vợ thì vẫn có khả năng bị căng thẳng khi vợ mang thai. Chính những điều này khiến chồng cảm thấy lo lắng, bất an.
1.2. Buồn nôn
Thật kỳ lạ nhưng trong thực tế đã ghi nhận các trường hợp ông chồng nghén thay vợ trong khi người vợ không có biểu hiện ốm nghén gì suốt 9 tháng thai kỳ.
Hiện tượng chồng nghén thay vợ
1.3. Không còn ham muốn
Khi mang thai, khả năng tình dục của người phụ nữ có thể tăng hoặc giảm đi trong cùng một tuần. Điều này cũng có thể xảy ra tương tự với những ông bố vì họ cũng có cảm xúc sắp được làm cha: hồi hộp, lo lắng xen lẫn hạnh phúc. Chính những cảm xúc thất thường đó khiến đời sống tình dục bị ảnh hưởng theo.
>> Có thể bạn quan tâm: Quan hệ khi mang thai nên hay không?
1.4. Thay đổi cảm xúc đột ngột
Người ta hay nói phụ nữ, đặc biệt khi mang thai thì tính cách thất thường, dễ thay đổi. Nhưng cũng có một số ông bố có sự thay đổi cảm xúc này từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 10 của thai kỳ người vợ.
1.5. Đau nhức cơ thể
Đàn ông cũng có thể gặp các triệu chứng đau nhức cơ thể khi vợ của họ mang thai như: đau lưng, đau đầu, đau răng, chuột rút ở chân… Thậm chí, người vợ đau ở đâu, đau như thế nào thì người chồng có thể bị đau tương tự.
>> Tìm hiểu cách đối phó với tình trạng đau đầu chóng mặt khi mang thai TẠI ĐÂY.
Chồng có thể đau nhức cơ thể khi vợ mang thai
2. Nguyên nhân chồng nghén thay vợ
Trong dân gian có lưu truyền rằng hiện tượng “chồng nghén thay vợ” do người vợ khi mang thai bước qua người chồng trong lúc ngủ. Tất nhiên, không có cơ sở khoa học nào chứng minh điều này. Hiện tượng này được lý giải có thể do một trong những nguyên nhân dưới đây, hoặc do tất cả những nguyên nhân này.
2.1. Yếu tố tâm lý
Cũng tương tự như mẹ bầu, khi biết mình sắp được làm bố, người đàn ông cũng có những cảm xúc vui mừng xen lẫn lo lắng, căng thẳng. Hơn nữa khi vợ mang thai bị ốm nghén, người chồng chứng kiến hàng ngày cũng dễ bị ảnh hưởng đến tâm lý và cơ thể sinh ra hiện tượng tương tự.
2.2. Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
Một số ông bố tương lai trong khi vợ mang thai, cơ thể cũng thay đổi nội tiết tố, thường là corticosteroid và hormone prolactin tăng lên, do đó dẫn đến tình trạng như ốm nghén. Phản ứng này thường sẽ bớt dần và biến mất trong quá trình thai nhi lớn lên.
2.3. Chịu những áp lực trong căng thẳng
Để chuẩn bị cho một em bé ra đời đòi hỏi sự chuẩn bị rất nhiều về tài chính. Đặc biệt, trong những tháng cuối thai kỳ, thường mẹ sẽ khó có thể đi làm nên người chồng cũng phải chịu một phần áp lực về kinh tế. Những căng thẳng, áp lực đó có thể khiến cơ thể bố mệt mỏi, suy nhược giống như hiện tượng ốm nghén ở phụ nữ mang thai.
2.4. Vì yêu thương vợ
Theo tâm lý học, nhiều người đàn ông nghén thay vợ là do họ có xu hướng quá quan tâm đến vợ và con nên nảy sinh sự đồng cảm, cùng nhau chia sẻ những khó khăn, thay đổi đó. Họ sẵn sàng làm mọi thứ để được san sẻ mệt mỏi với vợ, cho nên mới có hiện tượng nghén thay vợ.
Tìm hiểu thêm: Thói quen xấu gây ung thư vú chị em cần biết
Sự yêu thương, đồng cảm có thể khiến chồng nghén thay vợ
3. Chồng nghén thay vợ – phải làm sao?
Thực ra hiện tượng chồng nghén thay vợ cũng không có gì đáng ngại, thậm chí lại là điều tích cực. Khi người chồng cũng trải qua những triệu chứng như nghén thai kỳ thì họ sẽ hiểu hơn những vất vả, tâm trạng của vợ mình để từ đó đồng cảm và yêu thương vợ nhiều hơn.
Hiện tượng này cũng không kéo dài, tương tự như mẹ bầu thường nghén trong 3 tháng đầu. Vì thế, bố chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống khoa học để sức khỏe và tinh thần được ổn định, cùng mẹ chuẩn bị đón bé yêu.
>>>>>Xem thêm: Trồng răng sứ giá rẻ nhất là bao nhiêu?
Chồng nghén thay vợ không phải hiện tượng lo ngại
Trên đây là những kiến thức liên quan đến hiện tượng chồng nghén thay vợ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp. Chúc các gia đình hạnh phúc!
Xem thêm
>> Cách trị mụn khi mang thai cho mẹ bầu
> Thiếu máu khi mang thai – Mẹ phải làm sao?
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.